Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đã hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu nông sản kết nối thị trường cho 10 cơ sở là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể ứng dụng mã số mã vạch xây dựng nhãn hiệu nông sản kết nội thị trường như: măng cụt ở huyện Giồng Riềng; mứt khóm ở huyện Gò Quao; nấm bào ngư, gạo lúa mùa và tinh bột nghệ ở huyện Châu Thành; gạo đặc sản Nguyên Hưng ở huyện Vĩnh Thuận; chả cá tươi ở huyện An Minh; mắm cá lưỡi trâu và sản phẩm mật ong ở huyện U Minh Thượng; khô cá xương xanh ở Kiên Hải…

Mô hình ứng dụng mã số mã vạch xây dựng nhãn hiệu nông sản được quản lý thông qua áp dụng phương pháp minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử sử dụng mã QR, bước đầu thiết lập nền tảng tiến tới xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng nông sản cho các hợp tác xã trong tỉnh. Đồng thời tích hợp các nhãn hiệu nông sản gắn với truy xuất nguồn gốc này với xây dựng website thương mại điện tử với đường link là http://webkg.traceverified.com. Website này hoạt động như một sàn giao dịch nông sản, là nơi thông tin kết nối cung cầu cho nông sản, thực phẩm an toàn của tỉnh Kiên Giang. Kết quả bước đầu đã giúp người tiêu dùng nhận diện nhãn hiệu nông sản an toàn, cơ sở có uy tín kết nối thị trường, qua đó thúc đẩy xây dựng thương hiệu nông sản vùng miền.

Sàn giao dịch nông sản điện tử Kiên Giang

 

Trong những năm tiếp theo, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang sẽ xây dựng kế hoạch phát triển 45 nhãn hiệu nông sản (thiết kế logo, nhãn hiệu, đăng ký cơ sở đủ điều kiện sản xuất, công bố sản phẩm, nhãn dán, mã vạch, mã số vùng trồng…). Cụ thể, trong năm 2021 triển khai quy mô 5 nhãn hàng nông sản, giai đoạn trong 4 năm kế tiếp năm sẽ có 40 nhãn hàng nông sản. Qua đó giúp các chủ thể doanh nghiệp, HTX, THT, chủ hộ sản xuất hoàn chỉnh hồ sơ đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp huyện; đồng thời giúp thúc đẩy xây dựng thương hiệu nông sản Kiên Giang kết nối thị trường.

Nhất Anh

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang