Mô hình chuyển đổi nhằm xác định được cây trồng cạn sử dụng ít nước tưới, phù hợp với đất đai, mùa vụ, khí hậu địa phương, từng bước thay đổi tập quán canh tác sản xuất và nhận thức về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tình hình biến đổi khí hậu và hiệu quả mô hình chuyển đổi cao hơn hẳn so với mô hình trồng lúa.

Mô hình thực hiện trên quy mô 0,5 ha/1 hộ; nông dân được hỗ trợ 70% giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Mô hình sử dụng giống đậu địa phương, công cụ gieo hạt kết hợp với hệ thống tưới phun, từ đó giúp giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất và giảm lượng nước tưới. Sau 3 tháng thực hiện mô hình đã cho năng suất 40 tạ/ha, lợi nhuận cao hơn mô hình trồng lúa là 15.050.000 đồng/ha.

Thăm mô hình trồng cây đậu phộng của ông A Lục

Hội nghị tổng kết đã thống nhất kết luận: Đây là cây trồng phù hợp với đất đai và điều kiện khí hậu tại cánh đồng Đá Trắng. Cây đậu phộng sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, lượng nước tưới ít hơn nhiều so với trồng lúa và cho năng suất ổn định, giúp cho bà con nông dân thay đổi nhận thức tập quán canh tác cây đậu phộng, từng bước góp phần đưa cơ giới hóa, hệ thống tưới tiết kiệm vào sản xuất, tạo ra môi trường nông nghiệp an toàn, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất./.

Phạm Thị Minh Loan

Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận