Ông xây dựng 14 bể xi măng, mỗi bể có diện tích từ 10 – 15 m2, lót gạch men để tránh thất thoát nước Dưới đáy bể có ống thoát nước, ở trên có gắn đường nước vào thuận lợi cho việc thay nước. Lứa đầu tiên, ông Mạnh thả nuôi trên 21.000 con lươn giống cỡ 200 con/kg.

Quy trình nuôi lươn của ông Mạnh rất đơn giản. Trước khi thả lươn giống, ông bơm nước vào ngâm bể khoảng 1 tuần rồi rửa sạch bể và xả hết nước, sau đó bơm nước mới vào. Trong bể ông đặt những vỉ tre làm nơi trú ẩn cho lươn. Mức nước trong bể nuôi khoảng 30- 40 cm. Định kỳ hàng ngày thay toàn bộ nước trong bể vào buổi sáng để nước luôn trong sạch. Thức ăn cung cấp cho lươn là cá vụn và thức ăn công nghiệp, mỗi ngày cho lươn ăn từ 1-2 lần. Sau mỗi lần cho ăn ông lại thay nước để giữ cho môi trường nước không bị ô nhiễm tránh để lươn không bị nhiễm bệnh.

Mô hình nuôi lươn không bùn giúp gia đình ông Mạnh nâng cao thu nhập

 

Hiện nay sau hơn 7 tháng thả nuôi, lươn đạt trọng lượng trung bình từ 3- 4 con/kg. Ông Mạnh thu hoạch được trên 4.000 kg, với giá bán 180.000 đồng đến 190.000 đồng/kg, ông thu lãi hơn 350 triệu đồng.

Ông Mạnh cho biết, nuôi lươn không bùn dễ quản lý số lượng thức ăn dư thừa và dịch bệnh, lươn phát triển nhanh, ít hao hụt… Lươn rất dễ nuôi, tỷ lệ lươn giống hao hụt khoảng 10% chủ yếu ở giai đoạn đầu sau khi thả nuôi, còn từ đó trở về sau lươn phát triển tốt.

“Tôi rất mừng vì đã tìm được hướng sản xuất giúp nâng cao thu nhập cho gia đình bằng cách tận dụng quỹ đất quanh nhà”  - ông Mạnh vui vẻ nói./.

Nguyễn Tân

Đài Phát thanh và Truyền hình Trà Vinh