I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Cải tạo đàn bò cho Xiêng Khoảng - Tác giả TS Nguyễn Thị Hải. Trong khuôn khổ dự án “Xây dựng Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào" sử dụng vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào, triển khai hợp phần tăng cường năng lực, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng mô hình cải tạo đàn bò tại tỉnh Xiêng Khoảng. Sau 7 tháng triển khai, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng thành công mô hình cải tạo đàn bò tại Xiêng Khoảng. Bò giống, cỏ voi AV06 thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở nơi đây, được cán bộ và bà con nông dân nhiệt tình đón nhận. Sử dụng bò cái lai Sind để tạo ra con lai có năng suất và chất lượng cao, tiếp tục bình tuyển làm bò cái nền để nâng cao tỷ lệ máu lai của đàn bò địa phương, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương.  Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức và tập quán canh tác tại địa phương, tạo bước khởi đầu thuận lợi để đẩy mạnh công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực chăn nuôi khi Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Xiêng Khoảng đi vào hoạt động.

- Thêm một giống lúa lai thơm - Tác giả Trung Hà. Nam ưu 209 có nhiều ưu điểm hơn các giống lúa khác khả năng chống chịu sâu bệnh tốt đặc biệt là bệnh đạo ôn ở vụ xuân, bệnh bạc lá ở vụ mùa. Hạt gạo trong, cơm dẻo, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên rất dễ tiêu thụ. Tại Hà Nam, giống lúa Nam ưu 209 được sản xuất thử từ vụ xuân 2013 đến vụ xuân 2015. Theo báo cáo đánh giá của Sở NN-PTNT Hà Nam, thời gian sinh trưởng trong vụ xuân từ 118 - 122 ngày, vụ mùa từ 105 - 110 ngày. Đây là giống lúa cao cây (108 - 110cm), sinh trưởng khỏe, đẻ nhánh khá, độ đồng đều cao, dạng hình gọn, lá đứng, cứng cây, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, nhiễm nhẹ bệnh bạc lá, khô vằn. Khối lượng 1.000 hạt là 26 - 27gram, tỷ lệ lép thấp, số hạt chắc từ 168 - 180 hạt/bông, năng suất trung bình vụ xuân đạt 71 tạ/ha, vụ mùa đạt 68 tạ/ha. Chất lượng gạo khá.

- Rau an toàn trên đất bãi - Tác giả Văn Dũng. Cánh đồng ven sông Lam của xã Hưng Khánh (Hưng Nguyên, Nghệ An) trước nay trồng hai vụ ngô, năng suất chưa đến 5 tấn/ha. Với lợi thế đất phù sa, nguồn nước chủ động, vài năm lại đây, với sự vào cuộc hỗ trợ của Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An, nông dân xã Hưng Khánh đã chuyển đổi sang trồng rau màu cho hiệu quả kinh tế cao. Theo quy hoạch, nông dân Hưng Khánh sẽ có 5ha đất bãi bồi trồng rau màu an toàn theo hướng VietGAP. Đến thời điểm này đã có 100 hộ tham gia, trồng 2ha rau màu các loại, chủ yếu là cải bắp và su hào. Để hỗ trợ nông dân thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, UBND xã Hưng Khánh đã đầu tư đường điện ra tận các chân đất; xây bể dự trữ nước. Hiện nay, nhiều hộ trồng màu đã lắp đường ống dẫn nước để thuận tiện cho việc tưới cho rau màu.

- Làm giàu nhờ ương cá giống - Tác giả Trần Hồ. Khởi nghiệp rất ít vốn nhưng nhờ sự kiên trì, không ngại khó, nông dân Nguyễn Quang Khôi ở xã Ngọc Thiện (huyện Tân Yên, Bắc Giang) trở thành chủ 3 cơ sở ương cá giống cho lãi khá. Hiện nay, ông Khôi tập trung ương các loại cá như rô, chép, chim trắng cung ứng giống cá cho bà con nông dân ở khu vực Hà Nội, Hưng Yên…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Trồng chanh tứ quý - Tác giả Thanh Hương

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Vụ phá lúa lấy đất nuôi tôm hùm đỏ ở Đồng Tháp: Tôm và sen lạ đều chết - Tác giả Hữu Danh. Thuê đất với giá cao để trồng sen lấy ngó, sau gần một năm, toàn bộ sen của Công ty TNHH Sen Hoàng Giang (do ông Trần Văn Hòa làm Giám đốc) đều... chết sạch. Tôm hùm đỏ ở trại này cũng chết gần hết trước khi bị tiêu hủy... Trao đổi với phóng viên, ông Hòa cho biết, giống tôm này bạn ông cho để nuôi chơi, ông không biết là giống ngoại lai bị cấm. "Tôi đem về ao mấy ký để nuôi thử, nhưng nuôi chết nhiều hơn sống. Sau đó địa phương phát hiện đây là giống cấm nuôi, tôi đã chấp hành tiêu hủy ngay, không có gì phải tiếc. Riêng dự án trồng sen, giống tôi đem về đã chết sạch nên tôi đang gặp khó khăn. Nhưng vì làm thật, đã đầu tư quá nhiều nên tôi quyết tâm phải tiếp tục thực hiện. Ô tô riêng tôi đem từ Hà Nội vào, giờ vẫn đang bỏ tại trang trại. Tôi đang gặp khó khăn và sẽ cố gắng để thực hiện dự án này"  - ông Hòa nói.

- Hàng nghìn ha lúa chết úng, nhà nông vất vả cấy lại - Tác giả Phan Phương. Đợt mưa rét trước Tết Đinh Dậu đã khiến hàng ngàn hecta lúa đã gieo, cấy ở 2 huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy (Quảng Bình) bị ngập úng, chết rét. Thời điểm này người dân đang phải "gồng mình" khắc phục, chạy đua cho kịp thời vụ. Không chỉ thiếu giống lúa để gieo sạ, nhiều diện tích đã gieo sạ nhưng có tỷ lệ cây sống, bà con nông dân rất cần mạ để dặm những diệt tích đã chết mà không có. Hiện tại, huyện đã liên hệ với các công ty giống để cung cấp đủ các loại giống lúa ngắn ngày cho bà con nông dân gieo sạ lại cho kịp thời vụ, tránh bỏ ruộng hoang.

- Australia nới lệnh cấm, doanh nghiệp tôm Việt Nam “thở phào” - Tác giả Thuận Hải. Sau gần một tháng “cấm cửa”, ngày 6.2 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Australia đã nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm tôm đã nấu chín hoặc chưa luộc, trong đó có tôm từ Việt Nam. Các sản phẩm được dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu bao gồm tôm khô và thực phẩm bảo quản lâu dài – tức sản phẩm được cất giữ trong thùng, ngăn, tủ lạnh để sử dụng lâu dài, mồi ăn sử dụng trong ngành thủy sản đã được chiếu xạ, thức ăn cho vật nuôi được chế biến từ thủy sản và thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hỗ trợ HTX nông lâm nghiệp thuê lao động làm việc - Tác giả Phương Thảo

- Hậu Giang: Mưa trái mùa gây hại lúa đông xuân - Tác giả TTXVN

- Tây Ninh: Xây dựng các cánh đồng lớn tại 5 huyện trọng điểm trồng mía - Tác giả N.A

- Bình Thuận: Lượng nước tích trữ đã vượt thiết kế - Tác giả T.A

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Tiếp tục kiểm tra, bổ sung DN xuất khẩu gạo sang Trung Quốc - Tác giả PV

- Lạc Dương - Lâm Đồng: Làn sóng đầu tư nông nghiệp công nghệ cao -Tác giả Thanh Sa

- Đồng bằng sông Cửu Long: Dự báo độ mặn tăng, xâm nhập mặn sâu - Tác giả Hữu Đức

- Loại thuốc chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat ra khỏi Danh mục thuốc BVTV - Tác giả Hoàng Anh

- Thái Lan sẽ bán hết gạo dự trữ -Tác giả Quỳnh Mai

- Giá tiêu giảm - Tác giả Lê Bền

- Cần cơ chế mới cho hạt gạo - Tác giả Ngọc Duyên

- Xử lý ra hoa, đậu quả cho nhãn - Tác giả ThS Nguyễn Hải Tiến

- Chế phẩm bổ trợ cho lúa - Tác giả Hồng Phong

- Cần Thơ: Trồng nhãn Idor lãi tiền tỷ - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Quê hương quan họ - Xuân về - Tác giả Hoàng Mai

- Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới - Tác giả Chí Trung

- Hà Nam: Công nhận 26 xã đạt chuẩn - Tác giả Mai Chiến

- Nghệ An: Tập trung, bao vây, dập dịch cúm A H5N1 - Tác giả Văn Dũng

- Bình Định: Gần 300 ha lúa mới sạ nguy cơ mất trắng - Tác giả Vũ Đình

- Phú Yên: Hơn 2.000 ha lúa ngập úng - Tác giả KS

- Mưa lũ bất thường, nhà máy, người dân khốn khổ - Tác giả La Hai

- Chữ đường thấp, công cao - Tác giả Kim Sơ

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Xây dựng tiêu chí dự án nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Mạnh Minh

- Có vốn, người trồng cam tự tin vượt khó - Tác giả Đức Thịnh

- Cà Mau: Hỗ trợ nông dân sản xuất nông sản hàng hóa - Tác giả Trà Thượng

- Nông dân hưởng ứng Tết trồng cây, bảo vệ môi trường - Tác giả Trần Phượng - Đông Hoàng

- Giá lợn giảm, người nuôi không nên bỏ chuồng - Tác giả Đình Thắng (thực hiện)

- Hồ tiêu giảm giá trước vụ thu hoạch 2017 - Tác giả Đông Gia

- Hàu lồng xứ Đất Mũi biến thành “cần câu cơm” - Tác giả Chúc Ly

- Hậu Giang: Chuyển đổi 1.000 ha đất thích ứng với biến đổi khí hậu - Tác giả Thanh Trúc

- Tình yêu bên vườn cây dược liệu - Tác giả Lê San