I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Nông nghiệp An Giang trên đà tăng trưởng - Tác giả Vũ Đảm. 6 tháng đầu năm 2017, ngành nông nghiệp An Giang luôn trên đà tăng trưởng 2 - 3% nhờ đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và có giá trị kinh tế. Đồng thời áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Nghệ An: Đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính - Tác giả Văn Dũng. Theo đề án sản xuất vụ đông 2017 của tỉnh Nghệ An, toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 40.650ha cây trồng các loại và phủ kín diện tích trước ngày 10/10. Ngoài cơ chế hỗ trợ của UBND tỉnh, nhiều huyện cũng có chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi trồng ngô trên đất hai vụ lúa. Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An cho rằng, ngoài chính sách hỗ trợ sản xuất thì các địa phương cần chú trọng tạo ra chuỗi liên kết nhằm tăng giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích. Đây là yếu tố tạo ra tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp, khuyến khích người dân hăng hái sản xuất vụ đông.

- Khánh Hòa: Heo chết liên tục, vì sao? - Tác giả Lê Khánh - Thúy Hiên. Trong vòng nửa tháng, đàn heo trong trại nuôi của ông Cáp Quang Chấn ở thôn Phước Thủy, xã Phước Đồng, TP Nha Trang, Khánh Hòa bỗng nhiên đổ bệnh rồi chết liên tục. Tính đến nay, số heo đã chết trên 100 con lớn nhỏ khiến gia đình ông thiệt hại hơn 100 triệu đồng. tất cả heo trong chuồng mắc bệnh chết đều có chung một biểu hiện bên ngoài là lười vận động, đi ngoài lỏng liên tục, toàn thân bị tím tái giống bệnh như xuất huyết ngoài da.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Trang trại liên hoàn - Tác giả Đỗ Bảo Châu.

- Nghệ An: Ra mắt hợp tác xã nuôi ong mật - Tác giả Hải Yến

- Nuôi trùn quế bằng phân bò - Tác giả Chí Thiện

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Ngành nuôi lợn xoay xở vượt “bão”, bài 1: Doanh nghiệp “ăn hiếp” hộ chăn nuôi? - Tác giả Nguyễn Vỹ. Trong khi nhiều người nuôi lợn vẫn chưa thoát cảnh bết bát và đang loay hoay tìm lối thoát, nhiều người cho rằng đã đến lúc cả người chăn nuôi, doanh nghiệ và ngành nông nghiệp cần thay đổi để đối mặt và thích ứng với những cơn “bão” của thị trường, hướng tới nền sản xuất tiên tiến, hiện đại và hiệu quả. Nếu đợt giảm giá hồi tháng 4, mọi con mát đổ dồn về phía doanh nghiệp chế biến thịt lợn, thì sau đợt tăng giá vừa qua, câu hỏi đặt ra là các doanh nghiệp FDI có chi phối giá thị trường. Trong khi nhiều hộ chăn nuôi bức xúc vì “mấy doanh nghiệp lớn” điều khiển thị trường thì ngược lại, một số doanh nghiệp FDI lại cho rằng, việc thị trường biến động cũng bắt nguồn từ chính người chăn nuôi.

- Hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp - Tác giả Lê Sơn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề xuất chính sách hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về chính sách hỗ trợ cơ giới hóa, giảm tổn thất trong nông nghiệp, sẽ hỗ trợ trực tiếp một phần giá trị máy, thiết bị cho người mua máy. Mức hỗ trợ đến 30% giá trị máy, thiết bị nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng.

- Chống phân bón giả khó như đánh “cối xay gió” - Tác giả Đình Thắng. Đó là ý kiến của đại diện doanh nghiệp tại buổi tọa đàm trực tuyến “Phân bón giả tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp”, tổ chức ngày 9.8 tại Hà Nội. Nhiều vụ sản xuất phân bón giả quy mô lớn được phanh phui, nhưng dần dần chìm xuồng, dù cho các hiệp hội vào cuộc lên tiếng rất nhiều. Chúng ta hiện chưa có quy chuẩn để xác định những sản phẩm thật nhưng chất lượng kém. “Để quản lý chặt chẽ ngành phân bón, cần có quy định ngành phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện. Mỗi DN sản xuất phân bón phải có vốn điều lệ tối thiểu 10 tỷ đồng trở lên, chứ không phải chỉ có 500 triệu đồng cũng có thể sản xuất được phân bón như hiện nay” ông Nguyễn Hồng Phong cho biết.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Việt Nam - Mông Cổ đẩy mạnh hợp tác xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp - Tác giả K.L

- Kon Tum: Có thêm nhà máy chế biến tinh bột sắn 200 tấn/ngày đêm - Tác giả T.A

- Áp thuế tự vệ tạm thời với phân bón DAP và MAP nhập khẩu - Tác giả LS

- Gia Lai: Khuyến cáo hạn chế mở rộng diện tích chanh leo - Tác giả Anh Thư

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Việt Nam - Mông Cổ ưu tiên hợp tác thương mại, nông nghiệp, du lịch - Tác giả Xuân Ân

- Lũ nhấn chìm lúa hè thu và thu đông - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Tăng nhanh giá trị cây trồng chủ lực - Tác giả Lâm Quang Huy

- An Giang: Xâu dựng mỗi huyện 3 đến 5 vùng lúa theo hướng công nghệ cao - Tác giả Hương Huệ

- Làm gì để nâng cao chất lượng cà ngừ Phú Yên? - Tác giả Kim Sơ

- Ăn gạo phòng bệnh - Tác giả Hưng Phú

- Giá heo ổn định, rục rịch tái đàn - Tác giả Nhật Vy

- Tiên phong làm rau VietGAP - Tác giả Trần Hồ - Dương Trường

- Thú y Đông Anh làm tốt công tác chuyên môn - Tác giả Văn Phạm

- Nhật Bản thu mẫu bệnh chổi rồng hại sắn tại Phú Yên - Tác giả Mạnh Hoài Nam

- “Bón bù” NPK Văn Điển cho nhãn sau thu hoạch - Tác giả quang Vinh - Lê Thuyết

- Nông thôn đổi mới, nông dân đổi đời - Tác giả Thu Phượng

- Quảng Bình: Phân bổ hơn 130 tỷ đồng xây dựng NTM - Tác giả T.Phùng

- Siết chặt thị trường vật tư nông nghiệp: Bình Định đưa sản xuất cây giống lâm nghiệp vào quy củ - Tác giả Đình Thung - Kim Châu - Ngọc Thăng

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Vay vốn nuôi bò sữa, nông dân Hòa Bình thu tiền triệu mỗi ngày - Tác giả Thu Hà

- Bất ngờ với kiến thức chắn chắn của nông dân - Tác giả Đức Thọ

- Lão nông thu tiền tỷ nhờ “cam, bưởi ông Miên” - Tác giả Vĩnh Duy

- Cá da trơn Việt Nam nguy cơ bị chặn lối vào Mỹ - Tác giả Thuận Hải

- Quảng Ngãi: Bí thư tỉnh đến cảng neo đậu gặp các chủ tàu cá “67” - Tác giả Xuân Nguyễn

- Bến Tre mất mùa măng cụt - Tác giả Ngọc Diệp

- Miền Tây lập bản đồ ứng phó với… thiên tai - Tác giả Huỳnh Xây

- Tủa Chùa (Điện Biên): Huyện vượt khó để bảo vệ, quản lý rừng hiệu quả - Tác giả Vinh Duy - Sùng Thiên Long

- Vay 30 triệu đồng vốn, lãi cả đàn bò - Tác giả Văn Chiến - Quốc Định

- “Phu trầm” trở thành nông dân triệu đô - Tác giả Hồ Văn