I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Từ dự án rau an toàn tới thương hiệu rau lá lành – Tác giả Vũ Đình Thung. Sau 6 năm thực hiện, dự án rau an toàn tại Bình Định do Chính phủ New Zealand tài trợ đã mở toang cánh cửa cho nông dân tỉnh này hướng làm ăn mới… qua 6 năm thực hiện (6/2016 - 5/2022), dự án đã xây dựng được 50 nhóm cùng sở thích sản xuất rau an toàn hợp chuẩn VietGAP với 1.260 hộ nông dân tham gia, diện tích sản xuất hơn 106 ha. Trong quá trình thực hiện, dự án đã xây dựng chiến lược tiếp thị và nhãn hiệu “Lá Lành” cho rau an toàn và tổ chức lễ ra mắt vào tháng 7/2019 tại siêu thị Big C Quy Nhơn. Bên cạnh đó, dự án cũng xây dựng website "lalanh.com" để kết nối với khách hàng và cập nhật những thông tin mới nhất về thương hiệu. Tính từ tháng 9/2020 đến tháng 2/2021, Lá Lành đã đạt gần 4.000 lượt truy cập website và gần 5.000 lượng theo dõi trên facebook. Sản phẩm rau Lá Lành hiện có mặt ở các siêu thị Big C, Co.opmart Quy Nhơn, VinMart, Mega Market và chuỗi các nhà cung cấp rau rau an toàn quy mô nhỏ và các đại lý khác ở Bình Định.

- Đã mất mùa, thóc lại chẳng ai mua – Tác giả Tâm Phùng. Vụ xuân này, lúa nhiều nơi ở tỉnh Quảng Bình thất thu. Đã thế, người dân trồng giống lúa TBR1 lại không ai thèm mua. Lúa chật cứng nhà cửa, tràn khắp đường làng ngõ xóm... Chúng tôi về thôn Bắc Ngũ, đâu đâu cũng thấy thóc lúa tràn đầy. Anh Mai Văn Song ở xóm Bắc Ngũ, xã Gia Ninh, Quảng Ninh cho biết, nhà làm hơn 3 ha lúa, nhưng vì vụ xuân năm nay mất mùa nên cũng chỉ thu được trên chục tấn. Lúa không ai mua nên phải phơi cho kịp nắng. Năm ngoái, năng suất đạt gần 72 tạ/ha. Năm nay thiên tai dữ quá nên năng suất chỉ còn khoảng 40 tạ/ha. Đã mất mùa mà thóc cũng không bán được. Mấy hôm nay, đại lý gọi nhắc trả nợ giống, lân, đạm rồi nhưng biết lấy tiền đâu ra để trả. Rõ là đã khó còn gặp thêm khó.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Mận tam hoa ở “Sapa xứ nghệ” – Tác giả Doãn Trí Tuệ;

- Hà Tĩnh: Chưa khi nào lạc mất mùa như năm nay – Tác giả Thanh Nga.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Liên kết trồng sen, nhà nông tăng thu nhập – Tác giả Nguyễn Hải Tiến. Chuyển lúa sang trồng sen, ngay trong năm đầu tiên một số hộ dân ở thôn Vân Đài, xã Chí Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình đã có thu nhập tăng gấp 5 lần so với trồng lúa. Sau khi được Viện Nghiên cứu Rau quả (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) gợi mở hướng đi, một số hộ dân có ruộng tại đây đã đứng ra tích tụ thêm các ruộng thấp trũng liền kề, chuyển sang trồng hoa sen. Hợp tác xã Hoa sen Vân Đài được hình thành và đi vào hoạt động từ năm 2021. Hiện Hợp tác xã có 5 cổ đông góp vốn, sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết. Kết quả ngay trong năm đầu trồng sen, thu nhập của các cổ đông hợp tác xã đã đạt 300 triệu đồng/ha, cao gấp 5 lần so với trồng lúa cùng diện tích.

- Đưa nhãn ngon vào Gia Lai thu nhập “lên hương” – Tác giả Nguyễn Diệp. Năm 1997, gia đình ông Phạm Văn Tưởng từ tỉnh Hưng Yên vào thôn An Quý, xã Phú An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai lập nghiệp. Khi vào vùng đất mới, ông mang theo giống nhãn Hương Chi nổi tiếng của địa phương để trồng thử nghiệm. Năm 2015, ông mở rộng diện tích để trồng 550 cây. Đặc biệt, ông Tưởng đào ao thoát nước rỉ, vun cao đất cho từng gốc nhãn, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật cho cây ra quả trái vụ để có được giá cao. Ngoài nguồn thu từ vườn nhãn hiện có, ông Tưởng còn ghép và chiết cây giống cung cấp ra thị trường khoảng 1.300 cây với giá 40 - 50 ngàn đồng/cây. Bên cạnh đó, ông cũng tư vấn và hỗ trợ cho người dân trong vùng kỹ thuật trồng nhãn trái vụ để cùng nhau phát triển kinh tế.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Trồng và chăm sóc các loại ra xà lách – Tác giả Thanh Thảo;

- Tập huấn về thủ tục thành lập HTX, tổ hợp tác – Tác giả Phạm Anh Tuân;

- Khánh Hòa: Phê duyệt thực hiện OCOP năm 2022 – Tác giả P.T;

- TP. Chí Linh (Hải Dương): Xây dựng 20 ha nhãn Global GAP – Tác giả T.L;

- Gia Lai: Chọn 10 giống lúa phát triển đặc sản – Tác giả A.T.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- 300 đơn vị tham gia Agritechnicaasialive 2022 - Tác giả Kim Anh – Trọng Linh;

- Ký thỏa thuận ứng phó biến đổi khí hậu ở ĐBSCL – Tác giả Tùng Đinh – Quang Dũng – Văn Việt;

- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ đa tầng, đa giá trị - Tác giả Trung Quân;

- Tuyên Quang ra mắt nhiều giống cây trồng mới – Tác giả Đào Thanh – Văn Thưởng;

- Ăn “quả đắng” vì giống mắc ca đểu – Tác giả Minh Quý;

- Nơi nông dân không phải cấy, đến vụ chỉ mang tải ra đồng lấy thóc – Tác giả Đinh Thanh Huyền;

- Gia Lai: Ấn tượng xuất khẩu nông sản – Tác giả Tuấn Anh;

- Thiết bị giám sát hành trình “hành” ngư dân – Rào cản gỡ “thẻ vàng:- Kỳ 6: Ngư dân, địa phương nhà mạng đổ lỗi vòng quanh – Tác giả Minh Sáng –Nguyễn Thủy;

- Ma trận yến sào: Tràn lan sản phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội – Tác giả Kim Sơ – Đăng Lâm;

- Nông nghiệp hữu cơ cần “mưa dầm thấm lâu” – Tác giả Lê Hoàng Vũ;

- Xây dựng 50 mô hình cây trồng chủ lực sử dụng thuốc BVTV an toàn – Tác giả Quỳnh Anh – Tuyết Anh;

- “Đục cây, tra thuốc” hủy hoại rừng trồng để chiếm đất canh tác – Tác giả Vũ Đình Thung;

- Cuộc cách mạng cà phê chè ở Việt Nam nhờ mô hình nông lâm kết hợp – Tác giả Diệu Linh – Phạm Giang.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Bà Rịa – Vũng Tàu: Phát triển sản phẩm nông nghiệp tập thể - Tác giả Nguyễn Văn Minh;

- Vào HTX, nông dân Yên Bái nuôi trâu bò làm giàu – Tác giả Đức Thịnh;

- Bình Định: Ra mắt Tổ hội chế tác trầm hương – Tác giả Đào Minh Trung;

- Đồng Tháp: Hỗ trợ đưa 161.122 hộ sản xuất lên sàn Postmart – Tác giả Ngọc Mai;

- Hội Nông dân Việt Nam trở thành thành viên chính thức Tổ chức Nông dân thế giới – Tác giả Nguyễn Xuân Định (PCT, BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam);

- Điểm tựa tiếp sức nhà nông ở Khoái Châu – Tác giả Đức Sơn;

- Giá lợn hơi vùng ĐBSCL vẫn ở mức thấp – Tác giả P.V;

- Sắp diễn ra Tuần lễ tôn vinh trái cây Đồng Nai – Tác giả Diệu Thùy.