I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Nghiên cứu các giống lúa năng suất - Tác giả Nguyễn Ngọc Tiến. Để đáp ứng nhu cầu 'ăn khoẻ' trong tương lai, không còn cách nào khác phải tích cực nghiên cứu các nhóm giống lúa thảo dược, phục hồi (phục tráng) nhóm giống lúa bản địa. Nhóm giống lúa thảo dược có các hàm lượng các chất vi lượng, đặc biệt là nhóm Omega rất cao. Hiện Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh đang nghiên cứu 10 giống lúa thảo dược, tiêu biểu là giống ĐT 128 gạo màu đỏ (gạo dương), ĐT 135 gạo màu đen (gạo âm). Nhóm giống lúa bản địa là những giống đã tồn tại lâu đời, khoảng trên 60 năm, thậm chí Cty CP Giống cây trồng Quảng Ninh vừa sưu tầm được giống lúa đã tồn tại trên 100 năm. Tỉnh Quảng Ninh chỉ còn hai giống lúa bản địa vẫn được gieo cấy nhiều là Bao thai ở các huyện miền Đông, nếp cái hoa vàng chủ yếu ở thị xã Đông Triều. Giống lúa bản địa nếp cái hoa vàng đã phục tráng thành công năm 2013, giống Bao thai cũng sẽ chắc chắn thành công vào năm 2019, giống lúa thảo dược ĐT 128 dự kiến báo cáo công nhận sản xuất thử năm 2017. Đây là những thành công quan trọng, trong công tác nghiên cứu các giống lúa đáp ứng nhu cầu ăn khoẻ.

- Ăn nên làm ra nhờ ươm cây giống - Tác giả Thành Hiệp. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều nông dân đang ăn nên làm ra nhờ sản xuất cây giống. Điển hình là bà Trần Thị Hiền, 60 tuổi, ở ấp Phước Thủy, xã An Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Với diện tích vườn ươm lên hơn 1 ha, chuyên ươm các loại cây: sầu riêng, bưởi, xoài, mít... năm 2016, cơ sở giống của bà Hiền bán ra trên 100.000 cây đủ loại, sau khi trừ hết các chi phí còn lời trên 1 tỷ đồng. Năm nay, bà chuẩn bị xuất khoảng 200.000 cây, nhiều nhất là sầu riêng với giá 11.000 - 12.000 đ/gốc; bưởi da xanh (cây ghép sẵn) giá 10.000 đ/gốc; mít, giá 8.000 đ/gốc.

- Đột phá cơ giới hóa sản xuất mía - Tác giả Dương Lam. Đầu năm nay, nông dân xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn, vùng đất có truyền thống SX mía lâu đời nhất tỉnh Bình Định bắt đầu rời xa phương thức canh tác truyền thống, bắt đầu làm quen với máy móc từ khâu làm đất đến khâu trồng mía, chăm sóc, bón phân nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Tháng 3/2017, nhà máy đường An Khê rầm rộ đưa thiết bị làm đất, máy trồng mía, máy kéo công suất lớn ra quân làm đất đồng thời trồng mía tại vùng mía của 2 thôn Thượng Sơn và Trung Sơn (xã Tây Thuận). Tổng diện tích đất trồng mía được thực hiện cơ giới hóa là 24,5ha, với 33 hộ tham gia. Mía được trồng các giống mới: Uthong 11 và K95-84. Đến nay, công tác triển khai xây dựng CĐML trồng mía đã cơ bản hoàn thành. Hiện một số diện tích mía trên cánh đồng này đang vào thời kỳ chăm sóc, bón phân đợt đầu tiên trong chu kỳ canh tác mía.

- Trồng sầu riêng thu 500 triệu đồng/năm - Tác giả Hoàng Vũ - Minh Đãm. Ông Dương Văn Thức (ấp Trường Đông A, xã Tân Thới, huyện Phong Điền TP Cần Thơ) là một khuyến nông viên gương mẫu, một nông dân cần cù chịu khó, trồng sầu riêng trúng mùa trúng giá liên tục, mỗi năm thu nhập hơn 500 triệu đồng. Vườn nhà ông Thức trồng chuyên canh sầu riêng giống  Ri-6 trên diện tích gần 1ha với độ tuổi cây trên 16 năm, có cây to đến một người lớn ôm không giáp. Năm nay, cây cho thu hoạch khoảng 14 tấn trái, với giá bán dao động từ 35.000 - 40.000đ/kg như hiện nay thì thu nhập của ông khoảng 500 triệu đồng. Điều ngạc nhiên là chi phí chăm sóc vườn cây trái của ông rất ít, chỉ khoảng 30 triệu. Ông Thức đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay để trồng sầu riêng trúng mùa, tiết kiệm chi phí.

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Tan mộng làm giàu từ cây “tin đồn” - Tác giả Lê Kiến. Thời gian gần đây, nhiều cây trồng được “thổi giá” lên cao, nông dân thấy lợi đua nhau mua về trồng và hệ lụy là lao đao vì giá rớt, điển hình như cây sachi, bí đao Đài Loan, mắc ca... “Cơn bão giá” khiến nhiều người hoang mang trước câu hỏi, trồng cây gì bây giờ? Một số chuyên gia nông nghiệp khuyến cao: Người dân cần sàng lọc nên trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả chứ không nên ô ạt làm theo phong trào. Người dân cần tỉnh táo, tìm hiểu những thông tin liên quan đến thị trường của đối tượng cây trồng để quyết định có trồng hay không…

- Sau hai ngày “đấu lý” 150 ha lúa non được cứu - Tác giả Huỳnh Xây. Qua 2 ngày đấu lý, hàng chục hộ dân ở Vĩnh Long đã có thể vui mừng khi chính quyền địa phương quyết định cho tạo đường dẫn nước để cứu 150ha lúa non. Chiều nay (15.6), khoảng 70 hộ dân xã Ngãi Tứ (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) tiếp tục tập trung tại công trình cống hở rạch Đông Hậu để đấu lý với chính quyền địa phương về việc cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng cống hở nhưng trong trong quá trình xây dựng, doanh nghiệp này dựng đập, ngăn dòng nước chảy vào nội đồng, khiến hàng trăm ha lúa bị ảnh hưởng. Trước phản ứng quyết liệt của bà con và sau khi tiếp thu xin ý kiến của UBND huyện Tam Bình, Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long, ông Nguyễn Minh Trường – Bí thư Đảng ủy xã Ngãi Tứ đã đồng ý mua một mảnh đất và nhà dân cạnh công trình xây dựng cống hở để tạo đường dẫn nước (chiều ngang khoảng 3,5m, dài 84m) phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp cho người dân sống dọc theo con rạch Đông Hậu.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Chung tay giải cứu vịt giúp nông dân - Tác giả Cảnh Thắng

- Đăk Lăk: Đầu tư lò sấy cà phê để đảm bảo chất lượng xuất khẩu - Tác giả Hoàng Việt

- Samsung tăng 60% lượng tiêu thụ lợn cho 142.000 công nhân - Tác giả Thanh Xuân

3. Báo Tiền phong Thứ 7 đăng các bài:

- Lan tỏa mô hình nông sản sạch - Tác giả Kim Anh. VinEco ký hợp đồng hợp tác với nông dân ở nhiều địa phương như Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Đồng Nai, đặc biệt là Lâm Đồng, địa phương dẫn đầu cả nước tiềm năng phát triển sản xuất rau, quả công nghệ cao, để sản xuất và cung ứng nông sản, thực phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Chương trình bắt đầu được triển khai từ tháng 9/2016. Những chương trình liên kết thế này góp phần xây dựng tư duy sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững và hiệu quả, tao ra mô hình sản xuất nông nghiệp kiểu mẫu lan tỏa trong toàn xã hội, là xu hướng được kỳ vọng làm thay đổi ngành sản xuất còn manh mún ở nước ta.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Chăm bón lúa gieo sạ trong vụ mùa - Tác giả PGS.TS Mai Quang Vinh

- Thúc đẩy liên kết sản xuất hồ tiêu an toàn, bền vững - Tác giả Hiểu Minh

- Cần hơn 700 tỷ đồng để khôi phục nuôi trồng thủy sản - Tác giả Trần Hoàng

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Bộ Nông nghiệp và PTNT mong nhận được sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa từ cơ quan báo chí - Tác giả Lê Bền

- Gỡ rối cho “vựa” HTX nông nghiệp - Tác giả Lê Bền

- Giảm thiểu sạt lở bằng đô thị sinh thái - Tác giả Thanh Sơn

- Châu chấu Lào đe dọa Việt Nam - Tác giả Lê Bền

- Hải Dương cầu thị trong thu hút đầu tư nông nghiệp - Tác giả Văn Nguyễn

- ĐBSCL: Giá cam tăng - Tác giả Lê Hoàng Vũ

- Hoa kiểng Sa Đéc hút hàng - Tác giả Trần Trọng Trung

- Khai mạc Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội - Tác giả An Lãng

- Liên kết nuôi thỏ sạch - Tác giả Thanh Nga

- Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững: Tạo sinh kế cho ngư dân - Tác giả Lâm Thụy

- Bùng phát dịch rầy - Tác giả Minh Sơn

- Xây dựng NTM tại các xã biên giới: Muôn vàn khó khăn - Tác giả Phạm Văn Phú

- Siết chặt thị trường vật tư nông nghiệp: Sớm công nhận cho giống có gen chủ đích - Tác giả Lê Bền (thực hiện)

- Hà Nội dự phòng 500 tấn giống cho vụ mùa - Tác giả Minh Phúc

- Nam Định: Hình thành hệ thống cung ứng nông sản sạch - Tác giả Đồng Thái

- Vụ gian dối đóng tàu vỏ thép: Thay máy mới, trách nhiệm thuộc về đơn vị đóng tàu - Tác giả Vũ Đình Thung

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Xung quanh sự việc sản xuất phân bón giả của công ty Thuận Phong: Nên giao cho Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao - Tác giả Nhóm PV (thực hiện)

- Người Hà Nội được ăn vải có mã vạch - Tác giả Công Chinh

- Dân khốn khổ vì voi rừng giết trâu, phá ruộng - Tác giả Sùng Thiên Long - Vì Văn Định

- Thủ tướng yêu cầu Đăk Lăk điều tra, xử lý các đối tượng phá rừng -Tác giả Hà Trang

- Nhà nông khấm khá nhờ nuôi con đặc sản - Tác giả Nguyễn Văn Phước

- Người tiêu dùng vẫn khát thực phẩm an toàn - Tác giả Hoàng Minh

- Gỡ vướng chính sách bảo hiểm thủy sản - Tác giả Minh Hiền

- HTX đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Đức: Tự chịu trách nhiệm, tự quản lý là nguyên tắc vàng - Tác giả Trần Dũng

- Diễn biến vụ tàu 67 hư hỏng tại Bình Định: Đủ căn cứ khởi tố hình sự! - Tác giả Dũ Tuấn

3. Báo Tiền phong Thứ 7 đăng các tin, bài:

- Tôm Việt Nam được nhập khẩu rở lại thị trường Úc - Tác giả Thục Quyên

- Doanh nghiệp thủy sản “tố” bị văn bản của Bộ Y tế làm khó - Tác giả Phạm Tuyên

- Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội: Mất mùa vẫn phục vụ dân Thủ đô tốt nhất - Tác giả Q.Thành

- Áo xanh chung tay “giải cứu” thịt lợn sạch - Tác giả Xuân Tùng

- Tín dụng cho nông nghiệp: Thách đố! - Tác giả Uyên Phương

- Vụ tàu cá vỏ thép bị hư hỏng hàng loạt: Kiện ra toàn, chứ ngư dân khổ quá rồi! - Tác giả Hoài Văn - Hà Anh