I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi - Tác giả Lê Hoàng Vũ. Tại Tiền Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia vừa tổ chức diễn đàn KN@NN với chủ đề “Giải pháp ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi” với sự tham gia của đại diện các tỉnh, thành phố phía Nam. Hiện công nghệ cao ứng dụng vào chăn nuôi rất đa dạng với những công nghệ tiến tiến áp dụng vào lĩnh vực chọn tạo giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, vắc xin thú y, tự động hóa dây chuyền sản xuất và chăm sóc đàn vật nuôi, xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi… Việc ứng dụng công nghệ cao trong phát triển chăn nuôi là hướng đi tất yếu của nền nông nghiệp hàng hóa thời kỳ đổi mới và hội nhập. “Trong thời gian tới cần tiếp tục áp dụng công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi; chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang trang trại quy mô lớn; tăng cường phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và hàng hóa chất lượng cao cho người chăn nuôi. Tiếp tục cải thiện con giống theo hướng nhập khẩu giống tốt, bảo tồn và lai tạo giống có năng suất và chất lượng cao”, ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nhấn mạnh.

- Nghệ An: “Chóng mặt” vì lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen - Tác giả Văn Dũng. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt - BVTV Nghệ An, từ cuối tháng 6 đến nửa đầu tháng 8/2017, diện tích lúa bị bệnh lùn sọc đen tăng từ 54ha lên 675,5ha. Cơ quan chức năng của tỉnh đang quyết liệt vào cuộc, hướng dẫn nông dân xử lý, tiêu hủy diện tích nhiễm nặng. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt - BVTV Nghệ An, rầy nâu, rầy lưng trắng - môi giới truyền bệnh lùn sọc đen đang phát sinh gây hại nặng trên diện rộng. Toàn tỉnh hiện có trên 3.763,8ha nhiễm rầy, trong đó có 105,65ha nhiễm nặng và 2,4ha “cháy rầy”. Diện tích nhiễm rầy tập trung tại các huyện Quế Phong, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Đô Lương, Tương Dương... Mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2 , nơi cao 2.000 – 3.000 con/m2, cá biệt trên 5.000 con/m2. Vì thế, bệnh lùn sọc đen đang có nguy cơ lây lan rộng.

- Khánh Hòa: Cá bớp lại chết hàng loạt - Tác giả Kim Sơ. Thời điểm năm ngoái, người nuôi cá bớp trong lồng bè tại khu vực Hòn Lăng, thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã từng thiệt hại nặng nề vì cá bớp chết hàng loạt. Vậy mà vụ nuôi năm nay họ tiếp tục nếm “trái đắng”. Cá bớp bắt đầu chết từ ngày 10/7. Lúc đầu cá chết lai rai nên người nuôi không thông báo cho chính quyền địa phương. Tuy nhiên sau đó càng ngày cá chết càng nhiều, với tỷ lệ hao hụt từ 20 -40% ở tất cả bè nuôi. Kết quả xét nghiệm của cơ quan chức năng cho thấy, cá bị nhiễm khuẩn nặng với 2 loại khuẩn là Streptococcus sp và Vibrio sp. Để hạn chế thiệt hại thấp nhất cho người nuôi, chi cục khuyến cáo người nuôi các biện pháp khắc phục đối với đàn cá bị nhiễm bệnh và áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp đối với đàn cá chưa bị bệnh.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hỏi & đáp: Cách phòng trừ rệp sáp phấn hại sầu riêng?

- An Giang: Xây dựng cánh đồng 4H - Tác giả Hương Huệ

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Thu bộn tiền từ trái cây nghịch vụ, bài 2: Những “phù thủy” trái cây miền Bắc - Tác giả Hải Đăng. Ghép tạo khoanh thân vỏ cho nhãn ra trái vụ, cắt cành và tự tay “thụ phấn” để na kéo dài thời gian thu hoạch… là những bí quyết độc đáo của các “phù thủy” nông dân miền Bắc, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình và cộng đồng. Điển hình như ông Chu Văn Vang ở thôn Đa Hòa, xã Bình Minh hay ông Hoàng Quang Tuấn ở xã Đại Hưng (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) đều được biết đến là những “phù thủy” trong nghề trồng nhãn ở miền Bắc.

- Trồng nấm rơm kiểu mới - Dễ làm, lợi nhuận cao - Tác giả Chúc Ly. Với bản tính nhanh nhạy, ham học hỏi, anh Trương Minh Hùng (ngụ xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) là người đầu tiên trong xã thực hiện thành công mô hình trồng nấm rơm trên nền đất và trên kệ trong nhà. Chỉ với 260m2 trồng nấm, anh Hùng có lãi tới 15 triệu đồng/tháng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Gặp đàn cá cơm, ngư dân Ninh Thuận thu bạc triệu - Tác giả Công Tâm

- Làng hoa Thái Phiên là vùng nông nghiệp công nghệ cao - Tác giả Hoàng Việt

- Cải cách ngành lúa gạo theo định hướng thị trường - Tác giả Thiên Ngân

- Kéo dài thời gian lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản - Tác giả PV

- Na VietGAP Chi Lăng vào thị trường thủ đô - Tác giả Đàm Duy

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các bài:

- Người “bắt” trai nhả ngọc ở môi trường nước ngọt - Tác giả Hoàng Văn. Sở dĩ Trương Đình Tùng (sinh năm 1992) ở thôn Dạo Lưới, xã Đông Hưng (Lục Nam - Bắc Giang) được gọi là “Tùng ngọc trai” bởi anh đã thành công với mô hình nuôi, cấy ghép trai nước ngọt lấy ngọc xuất khẩu. Với mô hình này, Tùng là người đầu tiên đưa kỹ thuật mới về áp dụng tại Bắc Giang. Điểm mới của kỹ thuật này là trai được nuôi, cấy ở vùng nước ngọt, sử  dụng phương pháp cấy ghép vào túi tinh (trai ở vùng nước mặn thì cấy vào nội tạng). Phương pháp nuôi, cấy vô cùng công phu từ việc vệ sinh môi trường nước, chọn nhiệt độ phù hợp đến thức ăn...

- Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: Nhiệm vụ thường xuyên - Tác giả Văn Việt. Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng.  Hàng năm, bằng nguồn kinh phí được duyệt, Chi cục đã kiểm tra, lấy mẫu rau phân tích nhanh dư lượng thuốc BVTV thuộc gốc Carbamate và lân hữu cơ. Từ kết quả phân tích, Chi cục có kế hoạch tập huấn giúp các cơ sở và nông dân điều chỉnh quy trình sản xuất an toàn.

- Vì sao na Bồ Lý chưa có thương hiệu? - Tác giả Dương An Như. Na dai Bồ Lý (Tam Đảo - Vĩnh Phúc) ngọt sắc, cùi dày, dai, không có “cát”, vỏ mỏng mịn , được trồng lần đầu tiên ở địa phương cách đây 35 năm. Song do thời gian thu hoạch ngắn (45 ngày),  chất lượng chưa đồng đều và sản phẩm chưa đủ lớn để cung cấp cho thị trường. Trước mắt, xã thành lập hợp tác xã (HTX) kiểu mới để từng bước xây dựng thương hiệu na Bồ Lý.

- Triển vọng những cây trồng mới ở Mù Cang Chải - Tác giả Nguyễn Thị Minh Phượng. Với mục tiêu cụ thể hóa các nội dung trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015 - 2020, thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã đưa nhiều cây trồng mới vào sản xuất. Từ vụ đông xuân năm 2015 - 2016, UBND huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Công ty cổ phần Nông nghiệp quốc tế An Việt thực hiện mô hình trồng lúa mì và mô hình trồng khoai tây; phối hợp với Công ty cổ phần Thịnh Đạt xây dựng mô hình trồng cải dầu. Cả 3 mô hình đã cho kết quả khả quan, khả năng thích nghi của 3 giống cây trên với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương cao, góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Trứng vịt muối gặp khó vì phí kiểm dịch - Tác giả Hưng Phú

- Bạc Liêu: Hàng trăm ha lúa bị ngã, đổ - Tác giả Trọng Linh

- Gỡ vướng triển khai các dự án ngành nông nghiệp - Tác giả PV

- Trữ rơm bán kiếm tiền triệu mỗi ngày - Tác giả Bảo Phong

- Ngư dân TT-Huế ngán tàu giã cào - Tác giả Văn Đức

- Thú y Hà Nội tham gia quản lý tốt giống vật nuôi và TĂCN - Tác giả PV

- Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ và cơ hội hợp tác cho Việt Nam - Tác giả Phan Văn Quyết - Đỗ Thị Dung

- Xây dựng nhà máy giết mổ công nghiệp: Hàng loạt vướng mắc - Tác giả Sơn Trang

- Tuần lễ ANLT 2017: Tăng cường hợp tác về kỹ thuật, công nghệ để ứng phó với thiên tai - Tác giả Khương Lực

- Quảng Ninh: Chú trọng phát triển doanh nghiệp - Tác giả Tân Yên

- Trao đổi các sáng kiến xây dựng ngành hóa học xanh, bền vững và có trách nhiệm - Tác giả PV

- Biogas phát huy tác động - Tác giả Hữu Đức - Hoàng Vũ

- Dự báo sâu bệnh từ 21 - 28/8 - Tác giả Cục BVTV

- Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây mía - Tác giả TS Bùi Huy Hiền

- Chuyện ngược đời ở Gia Lai: Đã giữ rừng dùm, còn bị đòi tiền thuê đất? - Tác giả Vũ Đình Thung

- Sự cố tàu vỏ thép 67 tại Thanh Hóa: Công ty Đại Dương chấp nhận hỗ trợ 500 triệu đồng - Tác giả Việt Khánh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Đánh thức “mỏ vàng” dược liệu Việt - Tác giả Huyền Vũ

- Kiểm tra việc cho thuê đất quốc phòng nuôi tôm - Tác giả Trần Hòe

- Nuôi heo VietGAHP, từ tay trắng trở thành người có 50 tỷ đồng - Tác giả Hồ Văn

- Liên kết và “khơi mạch” kinh tế hộ gia đình - Tác giả Thành Chung

- 10 năm, TP.HCM chưa xây xong nhà máy giết mổ gia súc - Tác giả Bảo Ngọc

- Trồng tiêu sạch không sợ ế hàng - Tác giả Thuận Hải

- Đồng Nai kết nối cung - cầu nông sản - Tác giả T.Đ

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Xây dựng NTM ở Lương Sơn: Thành quả từ sức dân - Tác giả Đức Sơn

- Mở rộng chăn nuôi, Liên Sơn nâng cao đời sống người dân - Tác giả Đức Sơn

- Rộn ràng phong trào làm đường giao thông nông thôn ở Nhận Trạch - Tác giả Sơn Đức

- Xây dựng NTM ở Lâm Sơn đã cán đích

- Trồng ổi sạch: Hướng phát triển bền vững ở Kỳ Thư - Tác giả Hà An

- Thăm mô hình trồng na ở Chi Lăng - Tác giả PV

- Hội làm vườn Đồng Tháp: Cầu nối giữa nhà vườn và doanh nghiệp - Tác giả Y Du

- Cú hích giúp người nghèo Hậu Giang thoát nghèo - Tác giả Gia Hân

- Vay vốn 30 triệu đồng, 5 năm sau lãi cà đàn bò - Tác giả Văn Chiến - Quốc Định

- Những giải pháp nâng tầm thương mại nông sản Việt - Trung - Tác giả Khánh Nguyên

- Nam Đàn chuẩn bị cán đích huyện NTM - Tác giả Đình Lam