I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Nuôi tôm nước lợ vượt qua thử thách - Tác giả Trần Long. Ông Kim Văn Tiêu, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhận định, tiềm năng phát triển ngành nuôi tôm nước ta trong thời gian tới là rất lớn. Nếu như chúng ta chuyển từ diện tích quảng canh sang bán thâm canh và từ bán thâm canh lên thâm canh thì năng suất và sản lượng tôm thu hoạch sẽ được đẩy lên đáng kể. Hạn chế hiện nay là sức cạnh tranh của tôm nước lợ cần phải được cải thiện trong thời gian tới. Ở nước ta hiện nay, 80% tôm bố mẹ phải nhập từ nước ngoài. Lượng tôm giống cung cấp cho thị trường nội địa từ các doanh nghiệp trong nước sản xuất là không đáng kể. Ngành nuôi tôm được đánh giá là ngành lợi nhuận cao, song kèm theo đó cũng nhiều rủi ro. Rủi ro ở đây liên quan chủ yếu đến công tác giám sát về an toàn dịch bệnh cho tôm…

- Vải chín sớm thắng sớm:

+ Bắc Giang: Không lo “giải cứu” - Tác giả Trịnh Lan. Mặc dù năm nay thời tiết biến đổi bất thường song không tác động lớn đền trà vài thiều sớm tại Bắc Giang. Bởi vậy, diện tích này vẫn cho năng suất, sản lượng tăng, mang lại niềm vui cho nhiều chủ vườn. Sản lượng tăng nhưng điều đặc biệt ở vụ này người làm vườn không lo tình trạng “được mùa, rớt giá”. Vải không chín đồng loạt mà chín rải vụ là điều kiện thuận lợi cho người dân tiêu thụ. Giá vải thiều sớm bình quân ở mức 30.000 đồng/kg, cao hơn 7.000 - 8.000 đồng/kg só với năm ngoái.

+ Thanh Hà bội thu - Tác giả Mai Chiến. Những ngày này, người dân huyện Thanh Hà (Hải Dương) đang tất bật thu hoạch vải sớm. Năm nay, vải được mùa, giá cao nên người dân rất phấn khởi. Nắm nay, vải sớm tại Thanh Hà có mẫu mã đẹp, quả đều, cùi dày nên dễ tiêu thụ hơn mọi năm. Ngoài ra, chất lượng vải đảm bảo, được người tiêu dùng quan tâm đến nhiều. Vải loại 1 được bán với giá dao động từ 42.000 - 45.000 đồng/kg.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Dự báo sâu bệnh từ 22 - 28/5 - Tác giả Cục BVTV

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- “Cay” với ớt - bán 1kg không mua nổi gói mì - Tác giả Dũ Tuấn. Những ngày gần đây, nông dân trồng ớt trên địa bàn tỉnh Bình Định buồn bã trước nguy cơ thua lỗ nặng vì giá ớt liên tục lao dốc, thương lái thu mua không nhiều. Có thời điểm, nông dân bán 1kg ớt chỉ với giá 2.000 đồng - không đủ tiền mua 1 gói mì tôm ăn sáng. Theo các đại lý chuyên thu mua ớt trên địa bàn huyện Phù Mỹ, nguyên nhân giá ớt hạ thấp là do thị trường Trung Quốc “không ăn”, ngay từ đầu vụ sức tiêu thụ của thị trường rất yếu. Trong khi đó, diện tích ớt trồng tại địa phương lại tăng hơn so với mọi năm, cung vượt cầu kéo theo giá ớt “lao dốc” không phanh.

- Canh nước để nuôi cá cảnh, tháng thu trăm triệu đồng - Tác giả Thanh Tuấn. Con kênh cung cấp nguồn nước cho ao nuôi cá nhưng phía đầu nguồn là họng xả thải của khu công nghiệp. Để gầy dựng được đàn cá cảnh, lão nông Nguyễn Tấn Phong (ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) phải ngày đêm canh con nước đục hay trong. Với diện tích khoảng 5ha, 12 ao nuôi cá cảnh của  ông Phong đạt sản lượng tiêu thụ bình quân 500 - 600 kg/tháng, giá bán 120.000 - 150.000 đồng/kg. Bình quân thu vào từ 60 - 150 triệu/tháng.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Cuối năm, hồ tiêu có thể đạt giá 110.000 đồng/kg - Tác giả Thiên Hương

- Thêm cơ hội xuất khẩu trái cây tươi sang Trung Quốc - Tác giả Anh Thư

- Bạc Liêu: Các mặt hàng thủy sản cùng tăng giá - Tác giả B.T

- Hậu Giang: Toàn tỉnh có 46 cơ sở sản xuất cá gióng - Tác giả B.T

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Để “thủ phủ” tôm Bạc Liêu phát triển bền vững: Tuân thủ tốt “3 không, 3 có” - Tác giả Khánh Nguyên. Bạc Liêu được coi là “thủ phủ” nuôi tôm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Những năm qua, nghề nuôi tôm đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo, làm giàu. Tuy nhiên, trong nội tại phát triển của ngành vẫn còn những yếu tố chưa bền vững, cần hệ thống giải pháp căn cơ, đồng bộ. Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chủ đề: “Phát triển nuôi tôm thâm canh đạt hiệu quả cao và bền vững” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tại Bạc Liêu, bà Phan Thị Thu Oanh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bạc Liêu đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển nghề nuôi tôm của địa phương một cách bền vững. Khuyến cáo người nuôi tuân thủ quy hoạch và khung lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ của ngành khuyến cáo để hạn chế rủi ro; thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước, thủy văn, các yếu tố môi trường để xác định thời điểm thả giống; thực hiện tốt quy trình nuôi tôm khai báo, nhằm thực hiện tốt các quy định quản lý vùng nuôi, ao nuôi để hạn chế tình trạng ô nhiễm trong vùng sản xuất.

- Nuôi tôm trên cát ở duyên hải miền Trung: Giải pháp khai thác hiệu quả đất cát - Tác giả Anh Bình. Phát biểu tại Hội nghị phát triển bền vững nuôi tôm trên cát được tổ chức tại Hà Tĩnh mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, khu vực Duyên hải miền Trung có tiềm năng rất lớn để phát triển nuôi tôm trên cát. Nếu khai thác đúng lợi thế, thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi, chịu đầu tư thì năng suất tôm đạt 20 - 40 tấn/ha không phải là vấn đề khó. Về lâu dài, Bộ trưởng yêu cầu các tỉnh rà soát diện tích đất cát có thể quy hoạch phát triển nuôi tôm theo hướng không vi phạm đất rừng ven biển; vùng quy hoạch phải thuận lợi xây dựng thiết chế hạ tầng như điện, nước...; không xung đột quy hoạch sản xuất ngành khác hoặc đối tượng khác trong ngành. Các doanh nghiệp liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề về giống, thức ăn, quy trình nuôi, chế biến, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tuyệt đối không để tình trạng sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được.

- Thiên ưu 8 nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông: Hà Tĩnh mất 1/3 sản lượng lúa - Tác giả Anh Bình. Vụ đông xuân năm nay, Hà Tĩnh sản xuất trên 58.000ha lúa, trong đó giống lúa Thiên ưu 8 có khoảng 20.000ha. Hiện, bệnh đạo ôn cổ bông hoành hành trên phần lớn diện tích giống Thiên ưu 8, nguy cơ mất trắng là rất cao. Hà Tĩnh nằm trong vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt nhất, mùa khô hạn hán nắng nóng kéo dài, mùa mưa độ ẩm luôn cao. Một số nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp khẳng định, giống lúa Thiên ưu 8 không thể chịu đựng được vùng tiểu khí hậu này. Trên thực tế, số diện tích lúa Thiên ưu 8 trổ bông trước, không bị mắc mưa thì chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Còn 70% diện tích gieo cấy đúng lịch trình, thời vụ trổ bông vào các ngày 22-25/4 đều bị bệnh đạo ôn cổ bông hoành hành, bởi lúa trổ đúng vào dịp mưa, lạnh kéo dài, độ ẩm cao càng tạo đà cho đạo ôn cổ bông phát triển. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân từ giống là có cơ sở.

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Đánh giá cơ cấu lại ngành nông nghiệp với 15 tiêu chí - Tác giả Hùng Vĩnh

- Làng quê trong cơn thiếu ngủ, bài 2: Tiếng lợn kêu ám ảnh từng giấc mộng - Tác giả Dương Đình Tường

- Điểm tựa mới cho ngư dân ra Trường Sa - Tác giả Lê Bền

- Đồng Nai: Nhiều đề tài, dự án trong lĩnh vực nông nghiệp khó nhân rộng - Tác giả M.Sáng

- Khánh Hòa: Tăng cường công tác thanh tra trong lĩnh vực nông nghiệp - Tác giả Mạnh Tuấn

- Giá tiêu giảm hơn nửa - Tác giả Sơn Trang

- Nghịch lý giá thịt heo - Tác giả Hoàng Hạnh

- Trứng gia cầm tồn đọng - Tác giả PV

- Tập đoàn Quế Lâm hỗ trợ phân bón giúp nông dân Hà Giang - Tác giả Hoàng Hạnh

- Phân bón hữu cơ khoáng từ chất thải chăn nuôi - Tác giả TS Nguyễn Thế Hinh

- Trang trại trên sườn đồi - Tác giả Đỗ Bảo Châu

- Thâm canh lúa cải tiến - Tác giả Tâm Phùng

- Hợp tác công - tư canh tác cà phê bền vững - Tác giả Phương Thảo

- Đất nghèo “nở hoa” - Tác giả Hà Tình

- Phát huy vai trò của Hội trong xây dựng NTM - Tác giả Lương Ngọc Tấn

- Nhìn lại 5 năm phân cấp, hợp nhất trạm BVTV, thú y tại Hà Tĩnh: Lợi bất, cấp hại - Tác giả Thanh Nga

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Khai mạc kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV: Lo lắng về giá nông sản, ô nhiễm môi trường nông thôn… - Tác giả Anh Thư

- Tập trung hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp - Tác giả T.A

- Rủi ro chơi hụi… lúa mùa - Tác giả Chúc Ly

- Ngỡ ngàng lần đầu thấy ruộng trồng nhân sâm - Tác giả Trần Quang

- Trồng khảo nghiệm thành công nấm linh chi đỏ - Tác giả Thái Thuần

- Sẽ bỏ nhiều quy định cứng nhắc trong xuất khẩu gạo - Tác giả Minh Long

- Sản xuất chè sạch - lãi cả thu nhập và sức khỏe - Tác giả Thu Hà

- Bà Rịa - Vũng Tàu: Đôn đốc việc bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi - Tác giả T.Đ

- Nông sản sạch sắp vào chợ đầu mối Dầu Giây - Tác giả Trần Đáng

- Nỗi niềm người nuôi trồng bên vùng đầm phá tiền tỷ - Tác giả Gia Tưởng

3. Báo Kinh tế nông thôn đăng các tin, bài:

- Khu vực ven biển miền Trung: Kinh tế vườn và hệ sinh thái VAC: Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững - Tác giả Công Hậu - Văn Hai - Hương Giang

- Cần có giải pháp linh hoạt - Tác giả Mai Phương

- Vựa heo Đồng Nai trong tâm điểm sụt giá - Tác giả Trường Sơn - Tác giả Trường Sơn

- Agribank hỗ trợ người nuôi heo vượt khó - Tác giả Hoàng Anh

- Nông dân Tây Nguyên: Trữ tiêu chờ giá tăng - Tác giả Bá Thăng

- Vải chín sớm được mùa, được giá - Tác giả Long Vũ

- Để thuốc Nam vươn tầm thế giới, bài 3: Giải pháp giảm nhập khẩu thuốc - Tác giả Dương An Như

- Đảo Bầu, điểm sáng phát triển kinh tế trang trại - Tác giả Đình Hợi