I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Những cử nhân làm nông ở xứ Tuyên - Tác giả Đào Thanh. "Khi một cánh cửa khép lại sẽ có một cách cửa khác mở ra", câu nói ấy luôn đúng với những thanh niên có bằng cử nhân mà vẫn học làm nghề nông ở tỉnh Tuyên Quang. Không theo đuổi mục tiêu làm việc trên bàn giấy, nhiều thanh niên trẻ lại mơ làm triệu phú nông dân và họ đã thành công. Anh Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng ban Thanh niên nông thôn Tỉnh đoàn Tuyên Quang cho biết, hiện toàn tỉnh có 48 thanh niên có trình độ cao đẳng, đại học làm kinh tế giỏi, mỗi năm thu lãi từ 80 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 200 lao động địa phương. Đây là những thanh niên sau khi ra trường không làm ở cơ quan nhà nước mà đầu tư phát triển chăn nuôi, sản xuất kinh doanh, trong đó có nhiều tấm gương là dân tộc ở vùng cao.

- Thay đổi tập quán canh tác cũ - Tác giả Dương Lam. Nhằm từng bước làm thay đổi tập quán sạ dày và lấy lúa thịt làm lúa giống của nông dân, vụ Đông Xuân 2016 - 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên đã phối hợp với Tcty Giống cây trồng Thái Bình thực hiện mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất tại đội 3 thôn Canh Phước, xã Hòa Tân Đông, huyện Đông Hòa. Mô hình mang đến với 120 hộ tham gia sản xuất giống lúa mới có năng suất, chất lượng cao là TBR225 và TBR-1; thay đổi tập quán sạ dày từ 10 - 12 kg/sào xuống còn 4 kg giống/sào.

- Bệnh héo ngọn sầu riêng và giải pháp (tiếp theo và hết) - Tác giả Viện BVTV. Trong khi đợi kết quả giám định chính xác tác nhân gây bệnh, trên cơ sở tập hợp thông tin, kết quả nghiên cứu và các ý kiến tư vấn của các chuyên gia các cơ quan Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk… Viện BVTV khuyến cáo một số biện pháp cần áp dụng ngay để hạn chế tác hại của bệnh như:

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tư vấn giải pháp phòng chống dịch cúm A/H7N9 - Tác giả PV

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Vỡ mộng mô hình liên kết cá tra, bài cuối: Ngân hàng phải là “nhạc trưởng” - Tác giả Thuận Hải. “Cùng với việc xác định lại vai trò, vị trí của các thành viên tham gia và phải hài hòa lợi ích của các bên, ngân hàng phải là người “nhạc trưởng” chịu gánh nợ thay cho nông dân nếu các chuỗi liên kết sản xuất cá tra đổ vỡ”. ông Nguyễn Việt Thắng - Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nói như vậy với phóng viên Báo NTNN về vai trò của các thành viên tham gia trong chuỗi liên kết cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, với vai trò là “nhạc trưởng”, ngân hàng trong quá trình xây dựng chuỗi liên kết phải chọn lọc, thẩm định “sức khỏe” của từng thành viên tham gia, doanh nghiệp thì phải có sức cạnh tranh tốt, thị trường tiêu thụ khá, sức khỏe tài chính đảm bảo…

- Cơ hội chăn nuôi bò thịt còn rất lớn - Tác giả Nguyên Vỹ. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi công nghệ đã giúp ngành bò thịt trong nước có nhiều chuyển biến. Với sự gia tăng nhu cầu của thị trường, đòi hỏi ngành chăn nuôi bò thịt ở nước ta phải có những bước đi tích cực hơn để đáp ứng. Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng: “Chăn nuôi nói chung cần quan tâm hơn tới công tác chủ động sản xuất con giống có chất lượng, vì khâu này đóng vai trò then chốt để nâng cao hiệu quả chăn nuôi”.

- Cây “leo đồi” cho thu trăm triệu mỗi năm - Tác giả Hải Đăng. Những năm gần đây, giá sản phẩm măng tre Bát độ luôn ổn định đã giúp nhiều nông dân các xã của huyện Trấn Yên (Yên Bái) thoát nghèo. Được triển khai trồng từ đầu những năm 2000, đến nay Trấn Yên đã có một vùng tre măng rộng lớn, diện tích lên đến hàng nghìn ha.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Kiểm tra việc phá rừng phòng hộ tại Phú Yên - Tác giả L.S

- Việt Nam tạm ngừng nhập khẩu thịt từ Brazil - Tác giả Thuận Hải

- Lạng Sơn: Triển khai xây dựng 50ha na VietGAP - Tác giả T.A

- Ấn Độ hủy bỏ tạm cấm nhập 6 mặt hàng nông sản Việt Nam - Tác giả Phương Thảo

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Tạm ngừng nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ Brazil - Tác giả Lê Bền

- Kiên Giang: Cần 193 tỷ đồng để phòng chống hạn, mặn mùa khô - Tác giả Đ.T.Chánh

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Hiệu quả nghèo nàn - Tác giả Lê Bền

- Cho phép chuyển đất lúa sang cây lâu năm - Tác giả Quỳnh Trang (thực hiện)

- “Đại gia cá tra vỡ nợ” và bài học cho một ngành kinh tế - Tác giả Trần Hữu Hiệp

- Quy trách nhiệm cho lãnh đạo cơ sở nếu để xay ra phá rừng - Tác giả Đăng Quân

- Bảo vệ môi trường nông nghiệp: Xây nhiều bể chứa vỏ thuốc BVTV tại Đồng bằng sông Cửu Long - Tác giả Tiểu Ngọc

- Lúa nếp và RVT được giá - Tác giả Trọng Linh - Hương Huệ

- Giảm giá thành sản xuất lúa - Tác giả Trần Trọng Trung

- Sản xuất lúa giống bằng phương pháp cấy máy - Tác giả Xuân Quỳnh

- Xây dựng NTM ở một xã 94% đồng bào Khmer - Tác giả Phương Nghi

- Hà Giang: Cam sành bị rụng quả hàng loạt vì mưa lớn - Tác giả Phạm Văn Phú

- Bạc Liêu: Mở rộng diện tích sản xuất lúa trên đất nuôi tôm - Tác giả Trọng Linh

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Tái cơ cấu từ nông dân chứ không phải chính sách - Tác giả Trần Đáng

- Chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam 2017”: Ý nghĩa lớn và nâng tầm cao hơn - Tác giả Thu Hà

- Muốn đạt 10 tỷ USD, ngành tôm trông cậy “đầu tàu” doanh nghiệp - Tác giả Huỳnh Xây

- Xuất khẩu cá tra sang Brazil tăng 17,2% - Tác giả Nguyên Linh

- Gà, vịt từ Campuchia về Việt Nam với thuế 0% - Tác giả Minh Long

- Xây dựng NTM ở Mường Chanh (huyện Mường Chanh - Thanh Hóa): Xã phát triển không kém trung tâm huyện - Tác giả Thiên Ngân - Mạnh Hùng

- Năm 2017, huyện Gia Lâm (Hà Nội) nỗ lực cán đích - Tác giả Việt Tùng

- Cơ hội cho doanh nghiệp Việt tiếp cận công nghệ cao của Hà Lan - Tác giả Hà Vũ - Nguyên Vỹ

- Người Singapore trồng rau hữu cơ ở ngoại ô Đà Lạt - Tác giả Thế Hùng

- Trồng rau sạch trong nhà lưới thu 20 triệu đồng mỗi ngày - Tác giả San Nguyễn

- Giúp người nuôi cá làm ăn lớn - Tác giả Thu Hà