I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Xanh rừng Lào Cai - Tác giả Kế Toại. “Phải có một cuộc cách mạng trồng rừng”. Đó là ý kiễn của ông Vũ Hồng Điệp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lào Cai về việc bảo vệ, phát triển rừng tại địa phương này. Năm 2017. UBND tỉnh Lào Cai đã giao cho ngành lâm nghiệp phát triển và trồng mới trên 7.100ha rừng. Trong đó, rừng phòng hộ phải đạt 600ha, còn lại là rừng sản xuất. Tổng diện tích rừng trồng được trong 6 tháng đầu năm là 3.308ha, đạt 46,3% kế hoạch năm, bằng 236% cùng kỳ năm 2016. Ông Điệp đánh giá, qua công tác vận động, tuyên truyền thường xuyên, tới nay, đa phần người dân đã có ý thức, tích cực tham gia công tác trồng cũng như bảo vệ rừng. Tuy nhiên, về lâu dài phải nâng cao giá trị của rừng trồng, có thể bằng việc tăng cường chăm sóc, thâm canh.

- Cơ giới hóa đồng bộ sản xuất mía - Tác giả An Nhân. Niên vụ mía 2016 - 2017, Nhà máy Đường An Khê (Công ty CP Đường Quảng Ngãi) đã phối hợp với ngành nông nghiệp Bình Định thực hiện mô hình cánh đồng lớn thâm canh sản xuất mía trên diện tích 50 ha mía tơ, giống mía trồng chủ yếu là K95-84. Mô hình ứng dụng cơ giới hóa từ khâu cải tạo đất, trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Kết quả bước đầu tại mô hình cho thấy, tỷ lệ cây giống sống cao, mía mọc đồng đều, sinh trưởng và phát triển tốt. Theo người trồng mía, ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đã giảm được 2 triệu đồng chi phí làm đất so với cách làm truyền thống, giảm 4 triệu đồng/ha chi phí chăm sóc.

- Làng trồng hoa trên chậu - Tác giả Nguyễn Hải Tiến. Xã Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên chỉ còn hơn 100 ha đất canh tác cằn cỗi ở vùng bãi ngoài đê sông Hồng. Trước năm 2012, khu đất bãi này chủ yếu trồng cây ngô các loại. Từ sau năm 2012 đến nay, các nhà nông sở tại đã năng động chuyển đổi toàn bộ diện tích canh tác ngô, sáng trồng hoa cây cảnh các loại. Thu nhập đã tăng lên rất ấn tượng, đạt 3 - 5 tỷ đồng/ha canh tác. Nét nổi bật là, trong hơn 100ha hoa, cây cảnh các loại, thì có hơn 60ha cây cảnh được trồng canh tác trên chậu.

- Gà thương phẩm bí đầu ra - Tác giả Kim Sơ. Nhờ tận dụng quỹ đất sẵn có, nhiều nông dân ở xã Diên Điền, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã phát triển mô hình nuôi gà thương phẩm, đảm bảo môi trường, nâng cao thu nhập. Hiện tổng đàn gà toàn xã lên đến hàng chục ngàn con, chủ yếu nuôi giống gà ta Minh Dư (Bình Định). Về kỹ thuật nuôi gà thịt, các họ chăn nuôi đều nắm vững, nhiều hộ nuôi giỏi, song khó khăn đối với họ đó là đầu ra tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định và thiếu vốn đầu tư để nhân rộng mô hình. Trước những khó khăn của người nuôi gà, định hướng sắp tới địa phương sẽ tiến tới thành lập tổ liên kết nhằm giúp bà con đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Nghiên cứu bảo tồn cá chạch lấu - Tác giả Văn Đoàn

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Thu bộn tiền từ… trái cây nghịch vụ, bài cuối: Bao giờ hết thấp thỏm ngóng tư thương - Tác giả Huỳnh Xây. Hiện nay ở nhiều địa phương, nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật sản xuất rau quả trái vụ, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Tuy nhiên, do không chủ động được khâu tiêu thụ, người sản xuất vẫn thấp thỏm lo âu bởi phụ thuộc chủ yếu vào tư thương… Từ thực tế cho thấy các địa phương nên tìm hướng giúp noongdaan tiêu thụ rau màu với giá ổn định. Cần đẩy mạnh hơn các hoạt động liên kết, xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp cùng làm với nông dân, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho nông dân tránh tình trạng tư thương “độc quyền” ép giá. Bên cạnh đó, người dân cần nâng cao ý thức tuân thủ kỹ thuật trồng trọt an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm như đã ký kết với đơn vị tiêu thụ, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa hai bên.

- Hơn 3.000 nông hộ đổi đời nhờ quỹ khuyến nông - Tác giả Thiên Hương. Mới đây, tại trụ sở Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết 15 năm hoạt động Quỹ Khuyến nông thành phố Hà Nội (2002-2017). Với nguyên tắc không vì mục đích lợi nhuận mà bảo toàn vốn và cho vay đúng đối tượng, 15 năm qua Quỹ Khuyến nông Hà Nội đã trở thành một kênh tài chính ưu đãi giúp các chủ trang trại, hộ nông dân được vay vốn với mức phí thấp (0,5%/tháng) để sản xuất hàng hóa tập trung. Tính đến hết tháng 6.2017, Quỹ đã giải ngân cho 3.095 lượt hộ vay, với số vốn quay vòng là 507,860 tỷ đồng. Những năm qua, hoạt động của Quỹ đã đáp ứng khoảng 30% nhu cầu vốn sản xuất của người dân. Mục tiêu trong những năm tới, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Khuyến nông; tăng cường các khoản cho vay  phát triển cơ giới hó, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tỏi tía ngon hảo hạng nhưng… giá siêu rẻ - Tác giả Xuân Tuấn

- Bình Phước triển khai mô hình tưới tiết kiệm trên cây hồ tiêu - Tác giả Vũ Hường

- Bơ booth Tây Nguyên mất mùa nặng - Tác giả Văn Thanh

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- APEC 2017: Thúc đẩy khởi nghiệp và sáng tạo trong nông nghiệp - Tác giả Khương Lực

- Ăn ngủ với tằm - Tác giả La Hai

- Ngăn chặn sự suy thoải vùng chè Yên Bái - Tác giả Thái Sinh

- Giải pháp đột phá trong công nghệ tưới tiêu - Tác giả Việt Âu

- Xuất khẩu cá tra vẫn ổn định - Tác giả Sơn Trang

- Kon Tum: Lo chanh dây… được giá - Tác giả Lam Giang

- Đồng bằng sông Cửu Long: Giá hành lá tăng vọt - Tác giả Thành Hiệp

- Bến Tre: Trái cây rớt giá - Tác giả Hưng Phú

- “Góc tối” ngành mía đường: Không minh bạch nên mâu thuẫn âm ỉ mãi - Tác giả Nguyên Huân (ghi)

-  Đấu giá xong 89.500 tấn đường - Tác giả HA

- Khó sản xuất phân hữu cơ từ phân chuồng - Tác giả Thanh Nga - Văn Dũng

- Phân xưởng chế biến ớt XK: Một hướng đi triển vọng - Tác giả Đỗ Bảo - Bảo Châu

- Phân bón Văn Điển thích hợp cây chè - Tác giả Tiến Chinh - Lê Thuyết

- Cà Mau: Cống thủy lợi ngàn tỷ không phát huy tác dụng - Tác giả Bảo Khanh

- Bắc Giang: Phát hiện kịp thời, xử lý nhanh ổ dịch bệnh gia cầm - Tác giả Trịnh Lan

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Ưu tiên 3 lĩnh vực hợp tác với Indonesi - Tác giả TTXVN

- Thành “khùng” xuất khẩu thanh long, cứu cả hợp tác xã - Tác giả Trần Đáng

- Hội thảo về sử dụng Công cụ tham vấn nông dân và vận động chính sách- Tác giả Lê Văn Mẫn

- Hậu Giang: Tập huấn nghiệp vụ hỗ trợ nông dân - Tác giả Quang Kiệm

- Tiếp tục họp bàn khắc phục, sửa chữa tàu 67: Tỉnh xin ý kiến Bộ, Bộ lại yêu cầu tỉnh quyết đinh! - Tác giả Dũ Tuấn

- Lúa ma xuất hiện trắng đồng, nông dân mất mùa - Tác giả Công Tâm

- “Vỡ mộng” nông sản sạch! - Tác giả Huỳnh Xây

- Hơn 7.300 trang trại ở Đồng bằng sông Cửu Long đang hoạt động - Tác giả Thanh Trúc

- Thông qua kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu - Tác giả Khương Lực

- Thành tỷ phú nhờ xuất khẩu trứng tí hon - Tác giả Trần Thế