I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Sống khỏe, thu nhập tốt với hệ sinh thái “tôm ôm lúa” – Tác giả Thiên Hương. Theo Tổng cục Thủy sản, vài năm gần đây hình thức canh tác tôm - lúa phát triển rất nhanh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, người dân còn thử nghiệm thả nuôi cá, cua, kết hợp du lịch, ẩm thực trên cánh đồng lúa. Nhờ các mô hình như "con tôm ôm cây lúa" theo cách gọi dân dã, cây lúa không còn đứng riêng rẽ một mình, không phải gồng mình tăng vụ. Đất đai có thêm thời gian để nghỉ ngơi, bồi đắp phù sa. Chất lượng hạt gạo dần được cải thiện, sinh kế mở rộng nhờ vào nguồn lợi từ con tôm, con cá, cây trồng đa canh, xen canh, dù diện tích canh tác không tăng. Tại Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề "Giải pháp xử lý môi trường sản xuất tôm – lúa vùng ĐBSCL" tổ chức mới đây tại Kiên Giang, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Trần Thanh Nam đã chỉ đạo các địa phương rà soát lại vấn đề quy hoạch diện tích nuôi tôm - lúa và có hỗ trợ về hạ tầng thuỷ lợi, kỹ thuật. Thứ trưởng Nam cũng chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia xây dựng mô hình trình diễn tại Cà Mau, Kiên Giang, xây dựng hợp tác xã, hình thành vùng nguyên liệu tôm - lúa đạt chuẩn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nông dân “tay ngang” mang nho Hạ Đen về đất tổ - Tác giả Thu Thủy. Những chuyến đi công tác, kiểm tra trạm BTS tại các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc anh Nguyễn Văn Thuận, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng đã bắt gặp và bị thuyết phục bởi sự thành công của mô hình trồng nho Hạ Đen không hạt của nông dân ở đây. Hiện, anh Thuận đang bán nho Hạ Đen với giá từ 130 - 150 nghìn đồng/ kg quả. Dự kiến vụ nho đầu tiên anh sẽ thu được khoảng 1,2 tấn quả. Trung bình mỗi chùm nho nặng 6-7 lạng, có chùm hơn 1kg. ông Nguyễn Văn Tuân, Trạm trưởng trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng cho rằng, đây là mô hình làm kinh tế khá phù hợp với đồng đất của địa phương. Hiện tại, trạm đã cử cán bộ xuống nắm bắt, theo dõi mô hình cùng với chủ vườn, hỗ trợ kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Cây nho Hạ Đen không hạt của gia đình anh Thuận đang tạo hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương. Là mô hình đáng để người dân tìm đến thăm quan, học hỏi.

- Xây dựng bộ quy trình kỹ thuật canh tác tôm – lúa – Tác giả Thiên Ngân. Nhằm phát huy hiệu quả hơn nữa mô hình nuôi tôm – lúa, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia  - Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai một số giải pháp cụ thể, xây dựng các mô hình, dự án khuyến nông nhằm chuyển giao quy trình kỹ thuật cho bà con nông dân. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tiến hành chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nuôi tôm 2 giai đoạn, luân canh và xen canh tôm lúa, ứng dụng chế phẩm sinh học quản lý môi trường và sức khoẻ tôm trong suốt vụ nuôi tôm - lúa, tích hợp đa giá trị theo chuỗi giá trị tôm - lúa nhằm bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh... Đáng chú ý, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai 2 dự án xây dựng mô hình nuôi tôm sú - lúa hữu cơ phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL, thực hiện tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu với diện tích hơn 300ha.

- Cả làng trồng cà phê sạch, tiết kiệm chi phí, bán giá cao – Tác giả Trần Hiền. Vụ thu hoạch cà phê năm nay, hàng chục hộ dân tộc thiểu số - trong đó có người Ba Na ở huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai đã tiết kiệm nhiều khoản chi phí, bán cà phê tươi với giá cao 10.700 đồng/kg nhờ ứng dụng chế phẩm sinh học vào trồng cà phê sạch... Qua đánh giá vườn trình diễn, lượng phân hóa học sử dụng trong năm giảm 50% và vườn cây được cải tạo tốt, năng suất vẫn tăng từ 20 - 25% so với những năm trước đó khi canh tác theo phương pháp truyền thống. Dự kiến sản lượng cà phê sẽ tăng cao trong những năm tới. Ông Lê Hữu Anh – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Lam Anh cho biết, những vườn cà phê của người dân được cải tạo, thay vì phun thuốc trừ sâu hay cắt cỏ như trước. Hướng đi này sẽ giữ lại vườn cỏ làm nền tảng để phục hồi nền đất đang dần bị thoái hóa, phát triển hệ vi sinh có lợi trong vườn cây, số lượng giun đất trong vườn cũng tăng lên.

- 300.000 ha cây trái được cấp mã số vùng trồng: Rộng cửa xuất ngoại 14 loại quả tươi – Tác giả Khương Lực. Ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và PTNT thông tin, đến nay Việt Nam đã có gần 4.000 mã số vùng trồng được cấp, tương đương với 300.000 ha cây trồng cho 14 loại quả tươi và gần 1.894 mã cơ sở đóng gói xuất khẩu đi các thị trường. Ông Ngô Văn Cường, chủ vườn vải rộng 5ha ở thôn Phúc Dư 2, xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, trong năm 2021 tuy dịch Covid-19 diễn biến rất căng nhưng gia đình ông vẫn xuất khẩu được 85 tấn vải thiều đi Nhật Bản và 25 tấn đi Mỹ. Toàn bộ diện tích vải của gia đình ông được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Cùng với việc mở rộng việc thiết lập, cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói, thời gian qua, Cục BVTV và các địa phương đã chú trọng đến công tác giám sát, rà soát và nâng cao chất lượng đối với việc thiết lập mã số vùng trồng/cơ sở đóng gói để đảm bảo vùng trồng đó luôn được quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trường hợp không đạt yêu cầu theo quy định của nước nhập khẩu, mã số sẽ bị thu hồi. Theo Cục bảo vệ thực vật, cả nước hiện có 53 mã số vùng trồng và 55 mã cơ sở đóng gói không đáp ứng được yêu cầu của Trung Quốc và bị lỗi vi phạm nên bị thu hồi.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Đa dạng hóa đối tượng canh tác – Tác giả Minh Huệ;

- Ứng dụng máy sạ lúa theo khóm, nhà nông tăng lợi nhuận – Tác giả Dung Ngọc;

- Sản xuất tỏi tía một nhân theo chuỗi giá trị - Tác giả Nguyễn Quỳnh Trang;

- Quảng Nam: Hơn 271.000 cây sâm Ngọc Linh được xác nhận nguồn gốc – Tác giả P.T.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài

- “Nghẹt thở” với vụ giải cứu chúa sơn lâm lớn nhất trong lịch sử Việt Nam – Tác giả Đỗ Doãn Hoàng;

- Vạch mặt “nhật ký” giết rừng pơ mu cổ thụ - Tác giả Văn Hoàng;

- Nhà báo giúp nhà nông giữ niềm tin, thêm động lực – Tác giả Khánh Nguyên;

- “Cẩm nang làm giàu” của hàng triệu nông dân – Tác giả Đức Thịnh;

- Krông Nô – Nỗ lực nâng chất các tiêu chí, nâng tầm NTM – Tác giả PV;

- Nỗi xót thương trên đồng lúa chết rũ – Tác giả Trần Anh;

- Đưa vốn ưu đãi về tận thôn, bản – Tác giả Thu Hà;

- Nuôi dê hàng đàn, dân bon TaMung khá giả - Tác giả Duy Hậu;

- Tiếp sức hội viên xứ Lạng trồng na, nuôi trâu vỗ béo – Tác giả Đức Thịnh;

- An Giang: Đại hội tuyên dương nông dân giỏi – Tác giả Ngọc Mai;

- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn ứng dụng công nghệ cao – Tác giả Đinh Hùng;

- Bình Định: Ra mắt Tổ hội chế tác trầm hương – Tác giả Đào Minh Trung;

- Mai trắng mang tiền tỷ về núi Tản – Tác giả Thu Hà;

- Xuất khẩu nông sản lập thêm kỳ tích – Tác giả Khánh Nguyên;

- OCOP Sơn La vươn ra thế giới – Tác giả Văn Ngọc;

- Sa Ná hồi sinh, thành bản NTM kiểu mẫu – Tác giả Hữu Dụng;

- Định Hóa tiến bước từ trang sử hào hung – Tác giả Thu Hằng;

- Xã đảo Tân Hiệp và “đòn bẩy” Cù Lao Chàm – Tác giả A.T;

- Cựu phóng viên thành công với… con ốc nhồi – Tác giả Hữu Dụng;

-  Bình Chánh phát triển tam nông gắn với đô thị hóa – Tác giả Trần Đáng;

- Người dân Củ Chi góp 680 tỷ đồng làm đường – Tác giả Trần Cửu Long;

- TP. HCM hoàn thiện đồng bộ hạ tầng NTM – Tác giả T.Đ;

- Mạnh dạn vay vốn trồng cây, nuôi cá, nông dân xứ Quảng đổi đời – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi;

- Quảng Nam xây dựng NTM: Quế Châu ngày càng đẹp và giàu – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi;

- Quế An hướng đến xã NTM năm 2023 – Trần Hậu – Hiếu Nhi;

- Rừng được bảo vệ khi người dân thêm thu nhập – Tác giả Hoàng Lộc;

- Giảm dần diện tích cây thuốc lá ở đất Cao Bằng – Tác giả Phùng Đức Hiệp;

- Quảng Nam: Quế Trà My – sản phẩm chủ lực OCOP huyện Bắc Trà My – Tác giả Trương Hồng – Hồng Quế.