Hiện nay, các tỉnh vùng ĐBSCL vụ hè thu 2015 đã gieo sạ 1.663.658 ha, giảm 4.462 ha, năng suất ước đạt 5,45 tấn/ha, tăng 1,01 tạ/ha, sản lượng ước đạt 9.071.929 tấn, tăng 143.333 tấn so với hè thu 2014. Tình hình sinh trưởng và phát triển của các trà lúa vị hè thu 2015 đang diễn biến thuận lợi, công tác chỉ đạo sản xuất được tăng cường theo kế hoạch triển khai từ đầu vụ sản xuất.

Tuy nhiên, hiện đang là cao điểm của mùa mưa ở các tỉnh ĐBSCL nên cần tiếp tục thăm đồng, thường xuyên nắm bắt và dự tính dự báo tình hình dịch hại, chuẩn bị và chủ động các phương án phòng tránh mưa, lũ để bảo vệ lúa hè thu, tranh thủ thu hoạch né mưa và có biện pháp phơi sấy kịp thời.

Phát huy và đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm” trong giai đoạn lúa trỗ chín, áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thất thoát trong và sau thu hoạch lúa.

Thứ trưởng nhấn mạnh, canh tác lúa vụ thu đông là một trong những vụ sản xuất lúa chính trong cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long; lúa thu đông xuống giống trong thời điểm mưa nhiều nhưng thu hoạch vào khoảng thời gian nhiều nắng nên chất lượng lúa, gạo cao hơn vụ lúa hè thu. Sản xuất lúa thu đông năm 2015 dự kiến diện tích đạt khoảng 886.000 ha, để tổ chức triển khai thúc đẩy sản xuất có hiệu quả cao cần thực hiện các yêu cầu sau:

a) Sở Nông nghiệp và pTNT các tỉnh, thành ĐBSCL

- Xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất thu đông phải đảm bảo an toàn cụ thể như sau:

- Rà soát lại toàn bộ hệ thống đê bao trong vùng sản xuất lúa thu đông đảm bảo an toàn cho sản xuất lúa

- Xuống giống theo lịch khuyến cáo để đảm bảo thời vụ sản xuất lúa đông xuân 2015-2016

- Cơ cấu giống lúa cho vụ thu đông: cơ cấu từ 2-3 giống chất lượng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để giảm lượng giống gieo sạ, giảm chi phí sản xuất.

­        Diện tích lúa thu đông có thể mở rộng ở một số tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu gồm: An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, ở những vùng có đê bao vững chắc, không bị tác động tiêu cực của lũ vào lúc cao điểm.

b) Cục Trồng trọt

-  Tổng hợp kế hoạch diện tích thu đông 2015 của các tỉnh, phối hợp tổ chức triển khai trong toàn vùng

-  Chỉ đạo thời vụ xuống giống vụ lúa Thu đông 2015 đảm bảo trong khung thời vụ tốt nhất: khoảng cách từ thu hoạch lúa hè thu sang xuống giống vụ thu đông khoảng 3 tuần để làm đất, vệ sinh đồng ruộng thất tốt, tiêu hủy nguồn bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, hạn chế ngộ độc hữu cơ, hạn chế để lúa chét như những năm trước đây.

- Khuyến cáo cơ cấu giống lúa cho vụ thu đông cần tinh gọn khoảng 3-5 giống chủ lực trong toàn vùng; cần lưu ý về tính chống chịu với rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá, bệnh cháy lá và nhất là độ cứng cây để hạn chế đổ ngã.

- Phối hợp với cac stinrh, rà soát lại mùa vụ và cùng thống nhất với cơ quan Thống kê cơ cáu mùa vụ sản xuất lúa vùng ĐBSCL gồm các vụ lúa: Đông Xuân, hè Thu, thu đông và mùa.

c) Cục BVTV: theo dõi chu kỳ dịch hại từng vụ lúa, dự báo diễn biến dịch hại và thông báo rộng rãi đến nông dân đồng thời đề xuất giải pháp phòng trừ dịch hại đạt hiệu quả cao

d) Tổng cục Thủy lợi: tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình mưa, lũ và những diễn biến bất thường của nguồn nước sông Cửu Long, có kế hoạch phòng chống lũ, bão kịp thời.

đ) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: đẩy mạnh chương trình khuyến nông 3 giảm, 3 tăng, 1 phải – 5 giảm, cánh đồng lớn, giảm tối đa lượng giống gieo sạ trên ha trong canh tác lúa ở ĐBSCL. Các chương trình khuyến nông nên triển khai sâu, rộng và phối kếp hợp chặt chẽ với địa phương.

e) Viện lúa ĐBSCL

- Định hướng cho địa phương sử dụng giống lúa phù hợp trong vụ thu đông và xây dựng kế hoạch sản xuất giống cho vụ đông xuân.

- Tiếp tục đề xuất những nghiên cứu về giảm lượng giống gieo sạ.

BBT (gt)