Mô hình được triển khai nhằm thay đổi tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tạo ra vùng chăn nuôi hàng hóa, tiến tới một nghề chăn nuôi bền vững, ổn định lâu dài, nâng cao đời sống cho bà con miền núi, qua đó nâng cao trách nhiệm ý thức bảo vệ rừng, giảm áp lực khai thác tài nguyên rừng.

Dê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, có thể tận dụng được nhiều loại cây cỏ tự nhiên, không tốn kém nhiều chi phí và công chăm sóc. Bên cạnh đó, chăn nuôi dê yêu cầu đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân tại các huyện miền núi như: Hương Sơn, Cẩm Xuyên, Vũ Quang, Hương Khê....

Sau hơn 6 tháng nuôi, tỷ lệ sống của dê đạt 100%, số dê con được sinh đến nay là 34 con, số lượng dê động dục, phối giống lại lứa 2 đạt 67%. Khi dê được 5 tháng tuổi, mỗi con dê giống bán được 5 triệu đồng. Bước đầu người dân đã nhận thấy hiệu quả của mô hình chăn nuôi dê sinh sản.

Đây là một hướng đi mới được chính quyền địa phương cũng như bà con nông dân đồng tình ủng hộ, Trung tâm Khuyến nông sẽ tiếp tục chỉ đạo, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản của đàn dê để từ đó tiếp tục đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường để nhân ra diện rộng trong những năm tiếp theo.

Nguyễn Thị Lý

Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh