Để giải quyết vấn đề này trong nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật như xây dựng hệ thống hầm biogas, sử dụng một số chế phẩm sinh học để phun nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm thiểu mùi hôi thối ra môi trường dân cư, song các giải pháp này vẫn chưa triệt để.


Năm 2013, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ - Sở Khoa học Công nghệ Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện mô hình “Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn”, đây là mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học mang lại nhiều hiệu quả tích cực đối với sự phát triển ngành chăn nuôi, giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong quá trình chăn nuôi, đặc biệt là đưa công nghệ chăn nuôi không nước thải vào môi trường nông nghiệp nông thôn; Phòng chống dịch bệnh, tăng sức để kháng cho đàn vật nuôi, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí; giảm chi phí chăn nuôi, hỗ trợ phát triển chăn nuôi nông hộ, giúp ngành chăn nuôi tại địa phương phát triển một cách bền vững.


Mô hình được triển khai trên 15 xã của 6 huyện, thị trên địa bàn tỉnh với quy mô 103 nông hộ và 3 trang trại. Sau một năm triển khai, đề tài đã mang lại những hiệu quả rất tích cực.

 

Ông Hà Hòa Bình Ủy viên TVTU - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc  và các đại biểu

tham quan mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn.


Ông Hoàng Quang Lộc ở thôn Văn Chỉ - xã Nguyệt Đức - Huyện Yên Lạc – (chủ trang trại chăn nuôi hơn 40 con lợn nái và hơn 300 con lợn thịt) cho biết: “Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn đem lại hiệu quả kinh tế cao đặc biệt trong mùa đông, lợn tăng trưởng nhanh, không mắc các bệnh ngoài da, bệnh hô hấp và bệnh về đường ruột”.


Đối với chăn nuôi quy mô nông hộ, chia sẻ với đoàn khảo sát bà Nguyễn Kim Ngân (Yên Nghiệp- Yên Đồng) cho biết, hiệu quả lớn nhất trong chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học là khắc phục được mùi hôi thối và nước thải của lợn ra môi trường xung quanh. Lợn nuôi trên nền đệm lót sinh học phát triển khỏe mạnh, ít bệnh tật, tăng trưởng nhanh, tiết kiệm công lao động và nguồn chi phí đầu vào cho tắm rửa cho lợn, cọ chuồng trại, thuốc thú y….


Có thể nói chăn nuôi lợn trên đệm lót sinh học đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực về kinh tế, xã hội và môi trường đặc biệt ở quy mô nông hộ. Sau khi đi thăm quan, khảo sát thực tiễn mô hình, phát biểu trong cuộc họp thường kỳ tháng 6 tại UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Hà Hòa Bình - Ủy viên thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: "Hai năm tới (2014- 2015) tỉnh sẽ tiếp tục triển khai thực hiện nhân rộng mô hình ra tất cả các huyện, thị trên địa bàn, tập trung mở rộng, phát triển mô hình vào những vùng có mật độ dân cư đông để khẳng định rõ tính hiệu quả của mô hình so với các phương thức chăn nuôi lợn truyền thống hiện nay, từ đó đưa ra những định hướng về công nghệ cho người chăn nuôi. Đây là mô hình ứng dụng công nghệ chăn nuôi đặc biệt hữu ích, chăn nuôi không nước thải, không ô nhiễm mùi thực sự cần thiết phải áp dụng trong quá trình xây dựng nông thôn mới".


Nguyễn Thị Kim Liên

Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc