Lớp tập huấn không chỉ giúp cập nhật các tin tức, chủ trương, chính sách của Nhà nước mà còn giúp cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông trên địa bàn bổ sung kiến thức mới, trao đổi kinh nghiệm với chuyên gia về sản xuất rau và vận dụng vào thực tế; giúp học viên nắm được các phương pháp trồng rau đem lại hiệu quả kinh tế, an toàn cho con người và môi trường. 

Tại lớp tập huấn, học viên đã được giới thiệu một số công nghệ áp dụng vào sản xuất rau như: công nghệ tưới; công nghệ ươm cây giống theo lối công nghiệp; công nghệ lai tạo giống; công nghệ nuôi cấy mô thực vật invitro; công nghệ rau nhà màng. Lớp tập huấn cũng giới thiệu các mô hình trồng rau thành công như: Mô hình trồng rau trên nền đất bình thường; Mô hình trồng rau trên giá thể; Trồng rau theo phương pháp thủy canh (công nghệ trồng rau trong dung dịch; khí canh); Mô hình vườn rau gia đình.

Giảng viên lớp tập huấn cũng truyền tải đến học viên về các biện pháp kỹ thuật trồng rau an toàn, trong đó hướng đến các tiêu chuẩn, nguyên nhân gây ô nhiễm trên rau và cách xử lý; kỹ thuật canh tác rau trong nhà màng, trong đó nhấn mạnh cách thiết kế hệ thống cung cấp dinh dưỡng. Giảng viên cũng chia sẻ với học viên về việc tham khảo các quy trình trồng rau trên internet chỉ nên có tính tham khảo vì rau ăn lá hay rau ăn củ, quả có chế độ dinh dưỡng khác nhau, cần có sự điều chỉnh hợp lý, bổ sung vi chất, v.v. để quản lý tốt dinh dưỡng cho rau.

Học viên được bố trí tham quan thực tế mô hình trồng rau trong nhà màng của hộ ông Huỳnh Ngọc Thành tại thôn Tiến Hưng, xã Tiến Lợi. Tại đây, giảng viên lớp đào tạo đã phân tích các trường hợp thực tế xảy ra, cùng học viên thảo luận; nhiều câu hỏi của học viên đã được giải đáp sâu kỹ. Lớp học thực sự hữu ích cho những “Tiểu giáo viên cây rau”.

Giảng viên giả đáp câu hỏi của học viên tại điểm tham quan

Phạm Công Bá

Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận