Tham gia khóa học, các học viên được nghiên cứu về: Phương pháp tập huấn tại hiện trường cho nông dân (FFS); Phương pháp và kỹ năng giảng cho người lớn; Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa theo phương pháp 1 phải 5 giảm, tưới tiêu khoa học; Giới thiệu một số mô hình thâm canh lúa có hiệu quả và một số chính sách liên quan; Vai trò của phân bón và cách bón phân cho cây lúa; Sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ; Phương pháp sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.

Với phương pháp lấy học viên làm trung tâm, lớp tập huấn dành nhiều thời gian cho việc thực hành, trao đổi thảo luận. Ngoài ra lớp tập huấn còn được đi tham quan mô hình canh tác lúa CSA (canh tác lúa ứng phó với biến đổi khí hậu) ở Hợp tác xã Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh.

Những kiến thức thu được tại lớp học sẽ tạo điều kiện để lực lượng này phát huy vai trò ở cơ sở, chính những học viên này cũng trở thành giảng viên truyền đạt lại kiến thức cho nông dân khác trên địa bàn, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sản xuất nông nghiệp theo hướng ổn định, bền vững, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh nhà.

Được biết, lớp tập huấn được thực hiện theo kế hoạch đào tạo trong bản thỏa thuận trách nhiệm giữa Ban quản lý Dự án cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7) và Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị.

 Học viên tham quan mô hình canh tác lúa CSA ở Hợp tác xã Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh

Phan Việt Toàn

Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị