Tham gia khóa đào tạo có 24 học viên là cán bộ Cục Chăn nuôi, Trường Đại học Nông lâm TP. HCM, Đại học Cần Thơ, Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ (Tiền Giang), Trung tâm Khuyến nông các tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Long An và Bình Định.

Khóa tập huấn kéo dài trong 10 ngày (từ ngày 08 – 17/9/2017), chia làm 2 phần. Phần đào tạo giảng viên nguồn về phương pháp tập huấn có sự tham gia với các nội dung: Đặc điểm của học viên người lớn; Các bước chuẩn bị cho khóa tập huấn; Phương pháp tập huấn; Một số kỹ năng thường sử dụng trong tập huấn; Đánh giá kết quả lớp tập huấn và thực hành thao giảng.

Phần thứ hai với thời gian 07 ngày gồm những nội dung về thực hành tốt và an toàn sinh học trong chăn nuôi vịt, ngan bố mẹ như: Các vấn đề thường gặp trong chăn nuôi vịt, ngan bố me; Một số giải pháp kỹ thuật; ATSH trong cơ sở chăn nuôi vịt, ngan bố me; sử dụng vắc-xin và ghi chép sổ sách; Thăm quan trại vịt Út Mới của hộ ông Lê Ngọc Mới – thành viên của tổ  hợp tác chăn nuôi vịt xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Học viên được thực hành xông, khử trùng trứng, vệ sinh sát trùng chuồng trại và tiêm phòng vắc-xin cho vịt con; thiết kế bài giảng về ATSH và thao giảng trước lớp.

Thực hành xông khử trùng trứng bằng phôc-môn và thuốc tím

Thực hành phun thuốc sát trùng

 

Kết quả kiểm tra cuối khóa tập huấn cho thấy 54,5% học viên được đạt loại xuất sắc, 41% đạt loại khá giỏi và 4,5% đạt loại trung bình khá. Các học viên này sẽ là các giảng viên nguồn tại địa phương trong thực hiện công tác về ATSH trong chăn nuôi vịt, ngan bố mẹ.

TS. Hạ Thúy Hạnh, PGĐ TT KNQG và PGS.TS. Trần Thanh Vân, Chuyên gia FAO trao giấy Chứng nhận hoàn thành khóa học cho các học viên


Trí Tuệ – Hồng Tươi

Trung tâm Khuyến nông Đồng Tháp