Năm 2018, Trạm Khuyến nông huyện Phú Lương thực hiện xây dựng mô hình chăn nuôi gà an toàn phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) trên địa bàn huyện Phú Lương, với  sự tham gia của 02 cơ sở chăn nuôi gia cầm.

Trao giấy chứng nhận VietGAP cho 2 cơ sở chăn nuôi gia cầm

Qua kết quả khảo sát, Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp Thái Nguyên đã nghiệm thu và cấp giấy chứng nhận VietGAP cho cơ sở chăn nuôi gà thịt của ông Vũ Quốc Đạt, tiểu khu Cầu Trắng, thị trấn Đu, với quy mô chăn nuôi 10.000 con gà thịt/lứa, sản lượng dự kiến 50.000 kg/năm và cơ sở chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm của ông Đinh Văn Tuấn, xóm Đồng Tâm, xã Động Đạt, với quy mô chăn nuôi 2.000 con gà đẻ/lứa, sản lượng dự kiến 420.000 quả trứng/năm.

Theo ông Hà Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và vật tư hàng hóa nông nghiệp Thái Nguyên, VietGAP trong chăn nuôi trước tiên sẽ mang lại hiệu quả cho chính bản thân gia đình chủ trang trại, sau đó mới đến người tiêu dùng. Quản lý tốt con giống, môi trường chăn nuôi, thức ăn, thuốc thú y và dịch bệnh khi đó sẽ tăng tỷ lệ nuôi sống, tăng trọng nhanh; các chi phí thức ăn, chi phí cho bảo vệ dịch bệnh sẽ giảm, từ đó lợi nhuận sẽ cao hơn lên. Việc chứng nhận VietGAPcần phải gắn với chuỗi an toàn thực phẩm; chăn nuôi an toàn phải gắn với giết mổ, gắn với tiêu thụ thì giá trị của của sản phẩm VietGAP và không VietGAP sẽ khác nhau một cách rõ ràng, từ đó sẽ thêm động lực cho các trang trại chăn nuôi chủ động mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), để ngày càng có nhiều sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng./.

Dương Trung Kiên

Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên