Văn phòng kinh tế nông nghiệp (OAE) của Thái Lan ước tính rằng hạn hán sẽ làm giảm hơn 30% sản lượng cây trồng trái vụ xuất khẩu của Thái Lan. Đặc biệt là gạo – mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan, thường được trồng từ giữa tháng mười một đến tháng tư năm sau, thời gian này là mùa cao điểm của hạn hán, lượng mưa thấp nhất ở nhiều khu vực, do vậy việc trồng lúa phải dựa vào nước tưới.

Theo phát ngôn của ông Sansern Kaewkamnerd, Phó thủ tướng Thái Lan cho biết, Chính phủ đã thiết lập các kế hoạch tích hợp cho quản lý hạn hán năm 2015 bằng việc tổ chức một cuộc họp chung với Hội đồng Quốc gia về hòa bình và trật tự (NCPO) vào 24/2/2015.

Bộ Nội vụ đề xuất các kế hoạch quản lý hạn hán và đã được Nội các Chính phủ phê duyệt. Sau đó, mỗi tỉnh trong cả nước đã được phân công tham gia quá trình này bằng cách tiến hành khảo sát trên các vùng sản xuất nông nghiệp có nhiều khả năng bị ảnh hưởng của hạn hán.

Chính phủ hỗ trợ khu vực bị ảnh hưởng hạn hán cao nhất bằng cách điều chỉnh và phát triển các kế hoạch hành động để giảm thiểu tác động hạn hán dựa trên hệ thống thủy lợi, mưa nhân tạo, sử dụng máy bơm, xe tưới nước, giếng nước và phân phối nước đến khu vực bị hạn hán.

Các kế hoạch chiến lược quản lý hạn hán của Chính phủ Thái Lan trong năm 2015 được phân loại thành bốn phần chính:

- Phòng chống và giảm nhẹ các tác động hạn hán: Phần đầu của chiến lược này sẽ được tập trung vào những dự đoán vùng dễ bị hạn hán và phát triển nhanh chóng hệ thống cảnh báo đáng tin cậy cho các khu vực hạn hán tại 31 tỉnh.

Cơ quan phát triển công nghệ vũ trụ và thông tin khí tượng thủy văn của Thái Lan và các Viện Thông tin về Agro và Hydro được giao thực hiện nhiệm vụ này. Trong điều kiện của hệ thống cảnh báo và thông tin công cộng, Cục quan hệ công chúng, Cục phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Trung tâm cảnh báo thảm họa quốc gia, các cấp chính quyền từ tỉnh, huyện và các cơ quan hành chính địa phương là những cơ quan đóng vai trò chủ chốt.

- Chuẩn bị cho thảm họa: Chiến lược thứ hai là dựa trên việc cung cấp nước cho các vùng hạn hán bằng cách ưu tiên cho nhu cầu cơ bản về tiêu thụ nước. Cảnh sát hoàng gia Thái Lan chịu trách nhiệm về việc bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân trong khu vực hạn hán. Bộ Y tế công cộng đã và đang chăm sóc sức khỏe của các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

- Quản lý khẩn cấp: Chiến lược này tập trung vào việc thành lập các trung tâm hoạt động trong khu vực và trung ương, và chiến dịch cho việc quản lý.

- Quản lý thiên tai: Nhấn mạnh việc cung cấp các biện pháp trợ giúp trong điều khoản bồi thường tài chính, việc làm và thúc đẩy điều kiện sống cho các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi hạn hán theo các luật và quy định hiện hành của  chính phủ Hoàng Gia Thái Lan.

Tổng ngân sách Chính phủ đã phê duyệt năm 2015 cho các tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn hán là 1.363,76 triệu baht, trong đó tính đến ngày 24/3/2015, Chính phủ đã hỗ trợ cho 10 tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của hạn hán đối với sản xuất trồng trọt gần 11 triệu baht, số tiền ngân sách còn lại sẽ được sử dụng trong suốt cả năm.

Hiện nay tổng số hộ gia đình đã được xác định bị đe dọa bởi hạn hán là 188.649 hộ với tổng diện tích thiệt hại do hạn hán gây ra là 1,54 triệu rai (1 rai = 1.600 m2) trong đó bao gồm 1.165.308 rai trồng lúa, 58.160 rai trang trại trồng cây làm vườn và 3 rai cho các loại cây trồng khác.

Trong suốt năm nay, Chính phủ luôn quan tâm và sát sao chỉ đạo công tác phòng chống, quản lý và giảm nhẹ tác động của hạn hán ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trợ giúp các hộ nông dân giảm nhẹ tác động của hạn hán đối với sinh kế của họ vàtiếp tục phòng chống hạn hán trong tương lai.

Thanh Huyền 

Trung tâm Khuyến nông QG

(Biên dịch theo FFTC)