Trong những ngày qua, trên địa bàn các xã Tam Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn của huyện Anh Sơn xuất hiện châu chấu non khá dày đặc. Có những nơi mật độ cao từ 200 - 300 con/ổ. Để ngăn chặn kịp thời nạn châu chấu phá hoại, ngành nông nghiệp huyện Anh Sơn đang chỉ đạo bà con phun thuốc phòng trừ kịp thời.

Qua điều tra của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Anh Sơn, châu chấu đầu tuổi 1 tập trung trên diện tích rừng mét tái sinh, nơi cao 200 - 300 con/ổ. Để phòng trừ kịp thời nạn chấu phá pha hại rừng mét, Trạm Khuyến nông huyện huy động nhân dân dùng bơm phun tay để phun tập trung, bao vây vì lúc này châu chấu đang ở tầng thấp, co cụm, ít di chuyển. Một trong các loại thuốc đặc hiệu được dùng để phun phòng trừ châu chấu: Sutin 5EC, Victory 585 EC, Yamida 10 WP… theo liều lượng khuyến cáo.

Năm 2015 nạn châu chấu đã phá hại 932 ha mét, trên 110 ha lúa, ngô và cỏ sữa của huyện Anh Sơn gây thiệt hại lớn trong sản xuất cho bàn con nhân dân.

Tại huyện Con Cuông, từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 do thời tiết nóng ẩm nên trên địa bàn huyện đã xuất hiện các ổ dịch châu chấu lưng vàng, gây hại trên các loại cây trồng với tốc độ khá nhanh.

Hiện nay, trên 47 ha cây trồng, như: mét, lúa... của huyện Con Cuông bị châu chấu lưng vàng gây hại, tập trung nhiều nhất tại 3 xã là Bồng Khê, Châu Khê, Cam Lâm. Mật độ trung bình 300 - 400 con/ổ, nơi cao: 600-1000 con/ổ. Trước sự lây lan nhanh của dịch hại châu chấu lưng vàng, huyện Con Cuông đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, đồng thời huyện cũng hỗ trợ 100% thuốc để bà con nhân dân phun trừ.

Năm nay, huyện Con Cuông tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn bà con nhân dân kịp thời dập dịch theo phương châm: phát hiện ổ trứng nở đến đâu, phun diệt trừ đến đó để hạn chế kinh phí phun trừ. Phun đúng thuốc, pha đúng liều lượng, nồng độ, phun trực tiếp lên ổ Châu chấu đang co cụm, chớm nở ở tuổi 1, tuổi 2 nhằm đạt hiệu quả cao.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cũng đã trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ huyện  trong công tác Con Cuông dự tính, dự báo, tổ chức phun trừ. 

Theo Báo Nghệ An