1. Trên lúa

a) Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

- Bệnh khô vằn, lem lép thối hạt… gây hại trên lúa giai đoạn chín - thu hoạch.

- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn, dòi đục nõn, ốc bươu vàng phát sinh gây hại cục bộ trên các trà lúa đông xuân sớm giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa lỡ vụ, lúa đông xuân sớm.

b) Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu: Phổ biến tuổi 2 - 4, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ - trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trỗ có thể nhiễm nặng cục bộ. Kiểm tra kỹ ruộng lúa và khuyến cáo nông dân khi rầy cám nở rộ, tập trung ở tuổi 2 - 3 xử lý bằng thuốc chống lột xác.

- Bệnh đạo ôn: Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết (sáng lạnh, có sương mù) bệnh đạo ôn lá có thể xuất hiện và gây hại nhẹ đến trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, bệnh đạo ôn cổ bông giai đoạn đòng trỗ. Khi bệnh xuất hiện cần dừng ngay việc bón đạm, kể cả các loại phân phun qua lá. Sử dụng thuốc đặc trị để phòng trừ kịp thời.

Ngoài các đối tượng trên, cần theo dõi bệnh bạc lá vi khuẩn trên trà lúa cuối đẻ nhánh - đòng trỗ, lem lép hạt giai đoạn trỗ - chín. Các đối tượng khác xuất hiện và gây hại thấp.  

2. Trên cây trồng khác

Ngô: Lưu ý các đối tượng sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn lá, bệnh đốm lá ngô, bệnh khô vằn có chiều hướng gia tăng. Hiện tượng lùn cây ngô có khả năng phát sinh trên cây ngô mới gieo, tiếp tục gây hại trên những diện tích ngô nhiễm bệnh chưa được tiêu hủy. Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời.

Rau: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang gây hại có chiều hướng gia tăng, mức độ nhẹ đến trung bình.

Hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ và bệnh chết nhanh, chết chậm hại tăng nhẹ.

Cà phê: Bệnh khô cành tăng nhẹ về diện tích nhiễm bệnh.

Thanh long: Diện tích nhiễm bệnh đốm nâu giảm nhẹ.

Mía: Bệnh trắng lá có xu hướng giảm nhẹ

Nhãn: Chổi rồng nhãn giảm nhẹ về diện tích nhiễm và mức độ hại.

Theo Cục BVTV