Loại sâu róm này lúc mới nở chỉ bằng đầu kim, sau vài ngày trưởng thành đã to bằng đầu đũa, chúng ăn lá cây như tằm ăn dâu, sâu gây hại nhiều hơn vào ban đêm. Do mật độ sâu dày, tốc độ gây hại nhanh, nên hầu hết diện tích cây sau khi bị sâu róm ăn trụi lá dẫn đến khô dần từ ngọn và chết. Được biết, tình trạng sâu róm ăn hại quế xuất hiện trên địa bàn huyện Trấn Yên từ ngày 8/10/2016.

Ngay sau khi phát hiện sự việc, huyện Trấn Yên đã chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các phòng chuyên môn của huyện xuống kiểm tra, thống kê thiệt hại và có các biện pháp kịp thời giúp người dân khắc phục hậu quả.

Đến nay, tình trạng sâu gây hại quế đã cơ bản được khống chế. Ngành nông nghiệp huyện yêu cầu các địa phương hướng dẫn các chủ rừng có diện tích quế bị hại cần thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh và thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ, tránh gây hại trên diện rộng, làm ảnh hưởng đến diện tích và năng suất và chất lượng quế, gây thiệt hại kinh tế cho nhân dân.

Theo Báo Yên Bái