Theo đó, phát triển ít nhất 20 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó: thành phố Đà Lạt có 04 sản phẩm (hoa khô, atisô, hồng sấy gió, cà phê Arabica); thành phố Bảo Lộc 04 sản phẩm (trà, cà phê Robusta, quả măng cụt, lụa tơ tằm); huyện Lạc Dương 02 sản phẩm (sản phẩm từ dâu tây, phúc bồn tử); huyện Đơn Dương 02 sản phẩm (hồng sấy dẻo, các sản phẩm chế biến từ đậu nành); huyện Đức Trọng 02 sản phẩm (rau quả sấy thăng hoa, bún khô); huyện Lâm Hà 02 sản phẩm (lụa tơ tằm, hạt mắc-ca); huyện Di Linh 02 sản phẩm (hạt mắc-ca, cà phê Robusta); huyện Bảo Lâm 02 sản phẩm (cà phê Robusta, quả bơ 034); huyện Đạ Huoai 02 sản phẩm (sầu riêng chế biến, vải thổ cẩm người Mạ); huyện Cát Tiên 01 sản phẩm (gạo hữu cơ). Bên cạnh đó, phát triển ít nhất 02 sản phẩm đạt tiêu chí OCOP cấp quốc gia từ cà phê Arabica, atisô, hạt mắc-ca, quả phúc bồn tử.

Sản phẩm hồng sấy gió của TP. Đà Lạt

Để phát triển các sản phẩm đó, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% kinh phí tuyên truyền, hướng dẫn triển khai kế hoạch chỉ đạo điểm Chương trình OCOP; 50% kinh phí quảng bá sản phẩm OCOP Lâm Đồng tại sự kiện lễ hội truyền thống của địa phương, số tiền hỗ trợ tối đa không quá 25 triệu đồng/sản phẩm; 50% kinh phí phát triển sản phẩm OCOP Lâm Đồng, số tiền hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/sản phẩm; 50% kinh phí thực hiện mô hình điểm trưng bày và quảng bá sản phẩm OCOP, số tiền hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/điểm; hỗ trợ kinh phí quản lý, hướng dẫn, giám sát thực hiện kế hoạch địa phương chỉ đạo điểm chương trình OCOP với mức bằng 2% kinh phí ngân sách Nhà nước…

Văn Thọ

Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng