Xuất phát từ thực trạng trên, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra các văn bản về VSATTP, cụ thể như: Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 quy định việc kiểm tra cơ sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện ATTP; Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 quy định điều kiện bảo đảm ATTP và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg, ngày 04/ 09/ 2014 Về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020,… Trên cơ sở đó, tỉnh Thanh Hóa cũng đã ra các văn bản như: Quyết định số 3517/QĐ-UBND ngày 4/9/2016, Quyết định số 3912/2016/QĐ-UBND ngày 10/10/2016, Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/8/2016, Kế hoạch 189/KH-UBND ngày 05/12/2016,… Các văn bản trên là cơ sở để triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về vấn đề VSATTP.

Vừa qua, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đã tổ chức đoàn kiểm tra về VSATTP tại huyện Ngọc Lặc. Theo báo cáo, đến nay toàn huyện Ngọc Lặc đã triển khai được 1 chuỗi sản xuất rau an toàn tại xã Thủy Sơn với diện tích 2 ha, sản lượng 186 tấn; 1 chuỗi sản xuất nấm tại xã Ngọc Khê với diện tích 0,6 ha, 70.000 bịch nấm, tương ứng với 50 tấn sản phẩm nấm an toàn; 1 chuỗi chăn nuôi sản xuất thịt lợn an toàn tại xã Ngọc Khê, xã Nguyệt Ấn với quy mô 100 nái ngoại sinh sản, 500 lợn thịt thương phẩm, tương ứng với 100 tấn; 1 chuỗi chăn nuôi gà thịt an toàn tại xã Lộc Thịnh với quy mô 16.000 con gà thịt, tương ứng 86,4 tấn. Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y cũng đã được địa phương thực hiện tốt.

Tuy nhiên, để các sản phẩm sản xuất ra đảm bảo VSATTP, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thì cần phải có sự chung tay góp sức của toàn thể nhân dân, cũng như các cấp các ngành chức năng trong tỉnh.

Mặc dù trong thời gian qua nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, kiểm soát ATTP vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế như: nguồn lực thực hiện công tác quản lý nông lâm thủy sản và ATTP còn hạn chế, một số đơn vị cấp xã chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý chất lượng VSATTP,…Vì vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm thì phải không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thực phẩm, cũng như chú trọng đến công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân, người sản xuất, nhà doanh nghiệp cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm.

Mạnh Hùng

 TTKN Thanh Hóa