Trong thời gian học 17 ngày với 100 giờ, các học viên được tiếp thu các nội dung cơ bản về: quản lý môi trường đất để trồng rau; kỹ thuật làm đất, bón phân, quản lý dịch hại và chăm sóc cây rau; lựa chọn được các loại giống cây rau, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xác định được các loại sâu hại chính và các biện pháp phòng trừ phù hợp cho rau; theo dõi, ghi chép sổ sách theo VietGAP; vận dụng quy trình sản xuất theo hướng VietGAP vào mô hình trồng rau tại địa phương; kỹ thuật trồng rau nhóm ăn lá; kỹ thuật trồng rau nhóm ăn quả; hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; các nguyên nhân gây ô nhiễm rau hiện nay.

Thông qua lớp nghề giúp nông dân thực hiện thành thạo các thao tác sản xuất cây giống, làm đất, bón phân, quản lý dịch hại, thu hoạch và bảo quản sản phẩm cây rau đảm bảo hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi trường, tổ chức sản xuất trồng rau an toàn có hiệu quả, theo đúng quy trình VietGAP, góp phần cung cấp rau an toàn cho người sử dụng, đảm bảo sức khỏe, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình nông hộ và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

                                                               Diễm Trang

Đài Truyền thanh huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang)