I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam và Hàn Quốc cùng so đọ - Tác giả Dương Đình Tường. Trong khu ruộng thí nghiệm của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông là những giống ngô nếp ngon nhất Hàn Quốc đối chứng với những giống ngô nếp ngon nhất Việt Nam. Điều dễ dàng thấy là các giống ngô nếp được cho là ngon nhất, đang sản xuất phổ biến ở Việt Nam như HN88, HN68 có khả năng sinh trưởng tốt hơn hẳn các giống của Hàn Quốc. Qua kết quả theo dõi đánh giá các đặc điểm nông sinh học, thời gian sinh trưởng, năng suất cũng như các chỉ tiêu chất lượng, đơn vị khảo nghiệm sơ bộ có nhận xét như sau: Hai giống ngô nếp của Hàn Quốc là Park Sa và Ilmichal cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng trung bình, nhiễm sâu bệnh nhẹ và chất lượng ăn tươi ngon (dẻo, ngọt và thơm), phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên cần tiếp tục lặp lại thí nghiệm trong vụ tiếp theo để có các kết luận chính xác hơn về tính thích nghi, năng suất cũng như các chỉ tiêu chất lượng các giống ngô nếp của Hàn Quốc trong điều kiện sản xuất tại Việt Nam.

- Phối hợp chặt ngăn chặn phá rừng giáp ranh Bình Định và Gia Lai – Tác giả Vũ Đình Thung. Vừa qua, tại UBND huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và PTNT 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định đã tổ chức Hội nghị Tổng kết kết quả thực hiện quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ vùng giáp ranh Bình Định - Gia Lai giai đoạn 2017 - 2022 và tiếp tục thực hiện quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ rừng giáp ranh giai đoạn tiếp theo. Theo đó, để bảo vệ tốt diện tích rừng giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai, lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương cùng chủ rừng của 2 tỉnh trong thời gian tới sẽ tăng cường công tác thông tin, phối hợp tuần tra, truy quét bảo vệ rừng; đồng thời phối hợp với các ban, ngành, hội đoàn thể cấp xã thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Tập đoàn Minh Phú và Đại học Nha Trang hợp tác đào tạo nhân lực – Tác giả Công Hoàng;

- 500 m2 nuôi ốc nhồi, thu nhập đều đặn 10 triệu đồng/tháng – Tác giả PaSa.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Việt Nam tiến tới xuất khẩu vacxin dịch tả lợn Châu Phi – Tác giả Minh Ngọc. Mới đây tại Hà nội Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức lễ công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, kết quả nghiên cứu, sản xuất vaccine NAVET-ASFVAC của Công ty Navetco sau khi được các nhà khoa học độc lập đánh giá rất kỹ lưỡng đã được chấp nhận công bố trên các Tạp chí khoa học uy tín của thế giới và Tạp chí Khoa học thú y của Việt Nam. Ngày 17/5/2022, Viện Nghiên cứu Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã có thư chính thức gửi Cục Thú y Việt Nam xác nhận vacxin NAVET-ASFVAC đảm bảo an toàn, hiệu lực. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT tiếp tục chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, đánh giá chất lượng vaccine cho các đối tượng lợn khác (lợn nái, lợn đực giống); độ dài miễn dịch, độ ổn định của vaccine trong các điều kiện bảo quản, sử dụng khác nhau; đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả vaccine trong điều kiện sản xuất, chăn nuôi.

- Xúc tiến tiêu thụ bí thơm và các sản phẩm OCOP Bắc Kạn – Tác giả Chiến Thắng. Ngày 2/6/2022, tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ bí xanh thơm và các sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn năm 2022. Theo Ban tổ chức, các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, nhất là nông, lâm sản đã được UBND tỉnh Bắc Kạn tập trung chỉ đạo, theo dõi, nắm bắt biến động thị trường để kịp thời bình ổn thị trường, hỗ trợ người dân liên kết tiêu thụ nông sản thông qua tổ chức hội chợ, tham gia trưng bày, quảng bá sản phẩm. Với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Kạn và sự hỗ trợ từ các bộ, ngành, 100% các doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn đã có giao dịch thương mại điện tử, 80% doanh nghiệp thường xuyên sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Bình Thuận tăng tỷ lệ diện tích nuôi trồng đạt VietGAP – Tác giả A.K;

- Kỹ thuật ương lươn giống từ nguồn sinh sản bán nhân tạo – Tác giả Hồng Quyên.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Mỗi năm có khoảng 1.000 thay đổi về các biện pháp an toàn thực phẩm – Tác giả Minh Hậu;

- Việt Nam công bố sản xuất thành công vacxin dịch tả lợn Châu Phi – Tác giả Tùng Đinh – Quang Dũng;

- Làm chủ công nghệ giống và nuôi công nghiệp cá chim vây vàng – Tác giả Kim Sơ – Minh Hậu;

- Tinh hoa nông sản Việt: Thương hiệu chè từ bờ vực phá sản thành niềm tự hào của Sơn La – Tác giả Phạm Hiếu – Đức Minh;

- Thời điểm vàng giảm chi phí sản xuất lúa ở ĐBSCL: Bài 4: Vì sao nhiều quy trình chưa thể triển khai sâu rộng trong dân – Tác giả Kim Anh – Trọng Linh;

- Yêu cầu đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình sớm khắc phục lỗi – Tác giả Quang Linh;

- Cần cân nhắc khi áp thuế đồng loạt 5% với phân bón vô cơ xuất khẩu – Tác giả Tùng Đinh;

- Gặt lúa lúc mờ sương cạnh Trung tâm Hội nghị quốc gia – Tác giả Dương Đình Tường;

- Nông nghiệp đô thị là xu thế tất yếu của Hà Nội – Tác giả Đinh Thanh Huyền;

- Nestle Việt Nam trồng rừng góp phần giảm tác động biến đổi khí hậu – Tác giả Sơn Trang;

- Sản xuất ở ĐBSCL, những trở ngại liên kết trên cánh đồng lớn nhưng… chậm lớn – Tác giả Hữu Đức – Minh Đảm.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Những phòng làm việc không khói thuốc ở Hạt kiểm lâm Mai Sơn – Tác giả Văn Ngọc – Nguyễn Vinh;

- Bình Phước: Hướng dân nông dân đưa nông sản lên sàn – Tác giả Đức Thịnh;

- Hải Dương: Sôi nổi hội thi “Nhà nông đua tài” – Tác giả Bùi Hải Hưng;

- Chung tay trồng cây chắn sóng phủ xanh đất xứ Thanh – Tác giả Hữu Dụng – Hoài Thu;

- Những “Bông hoa rừng” làm kinh tế giỏi – Tác giả Trần Đáng;

- Giá nhiều loại trái cây giảm mạnh – Tác giả K.T;

- Đồng Tháp gieo trồng 13.600 ha lúa vụ thu đông – Tác giả PV;

- Vải thiều Hải Dương sang Nhật, Mỹ, EU tăng 50% - Tác giả Minh Ngọc;

- HTX – nòng cốt kết nối hộ sản xuất nhỏ - Tác giả Trần Khánh;

- 7 vườn lan liên kết lập HTX để mở rộng đầu ra – Tác giả Nguyễn Vy;

- Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển HTX – Tác giả Nguyễn Vỹ;

- Xây dựng NTM ở Tiên Phước: Phân công cụ thể, không nói suông – Tác giả Trương Hồng;

- Điện Bàn bứt phá nhờ làm nông nghiệp đô thị - Tác giả Trần Hậu – Đoàn Hồng.