I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

       (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Tôm VietGAP lãi lớn - Tác giả Thanh Sa. Với 4.000 m2 thực hiện mô hình nuôi tôm VietGAP, ông Nguyễn Quốc Việt (ấp Bình Thới 2, xã Thuận Mỹ, huyện Châu Thành, Long An) thu lợi nhuận trên 195 triệu đồng/vụ. Tại Long An, ngoài các mô hình nuôi tôm VietGAP, một số hộ đã đầu tư nuôi tôm trong nhà màng, có trải bạt đáy ao, cho ăn tự động… Qua khảo sát cho thấy, năng suất nuôi trong nhà màng rất cao, đạt 35 tấn/ha. Để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm chính vụ trong năm, ngành chức năng lưu ý người nuôi cần chọn nguồn giống uy tín, chất lượng; khi điều kiện môi trường, thời tiết thuận lợi thì mới tiến hành thả nuôi; theo dõi diễn biến thời tiết, dịch bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt cá biện pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm…

- Trồng gừng khép kín - Tác giả Lâm Quang Huy. Được sự hỗ trợ của Tổ chức Tâm nhìn thế giới, nhiều xã trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị phát triển sinh kế cho người dân tộc thiểu số với việc trồng cây gừng. Đây là mô hình khép kín từ khâu sản xuất đến tiêu thụ với sự tham gia của Công ty Đầu tư Dragon Việt Nam. Với năng suất bình quân khoảng 2 - 2,5 tấn/sào, trồng trong thời gian 6 - 7 tháng, mỗi sào gừng có thể đem lại nguồn thu từ 35 - 40 triệu đồng. Mô hình này không chỉ đưa lại hiệu quả sản xuất cao mà còn hạn chế được những rủi ro trong sản xuất nông nghiệp do ổn định được đầu ra.

- Giải pháp nào cho ruộng vùng trũng? - Tác giả Dương Lam. Thời tiết ngày càng “đỏng đảnh” do ảnh hưởng biến đổi khí hậu. Mưa nắng thất thường. Hạn thì hạn gắt. Mưa thì mưa dầm dề. Thậm chí vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 vừa qua ở Bình Định lại xuất hiện lũ muộn. Thực tế trên đã gây khó trong sản xuất cho hàng ngàn ha ruộng nằm trên những vùng trũng ở các địa phương thuộc khu Đông Bình Định. Để đảm bảo sản xuất cho những diện tích ruộng vùng trũng thuộc khu Đông, ổn định lâu dài đời sống người dân, ngành nông nghiệp Bình Định tính tới chuyện chuyển đổi sản xuất trên những diện tích này, và nuôi trồng thủy sản là phương án lựa chọn số 1.

- Chăn nuôi trên đệm lót sinh học, hiệu quả cao - Tác giả Thanh Hòa. Mô hình mô hình sử dụng chế phẩm BALASA No.1 làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà  do Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện Đà Bắc (Hòa Bình) được triển khai từ tháng 9/2016 đến đầu tháng 1/2017. Qua đánh giá tại điểm trình diễn nhận thấy mô hình áp dụng tương đối thành công, phân thải của lợn, gà được phân hủy nhanh, không có mùi hôi, tăng cường sức đề kháng đối với dịch bệnh và tăng cường quá trình tiêu hóa, hấp phụ dinh dưỡng từ thức ăn. Lợn, gà lớn nhanh khỏe mạnh.

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:

- Sâm giống Ngọc Linh cũng bị làm giả - Tác giả Lê Kiến. Sâm Ngọc Linh được coi là “thần dược xóa nghèo” cho người dân vùng Ngọc Linh, nhưng để có cây giống không phải dễ. Mua củ sâm đã khó, nay tìm cây giống càng khó hơn. Ngay tại “thánh địa” sâm Ngọc Linh, cây giống cũng bị làm giả… Hiện cả nước chỉ cs 2 tỉnh có cây sâm Ngọc Linh tự nhiên và sâm trồng sống ở đọ cao 1.200 - 2.000m trong hệ thống núi Ngọc Linh quanh năm mây mù, đó là Quảng Nam và Kon Tum. Ông Nguyễn Thành Chung - GĐ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắc Tô khẳng định: “Tỉnh Kon Tum chỉ có 2 đơn vị trồng bảo tồn, nhân giống sâm Ngọc Linh là Công ty CP sâm Ngọc Linh Kon Tum và Côn gty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắc Tô. Vì vậy, nếu hai đơn vị này không có giống bán ra thị  trường mà ở ngoài bán nhan nhản thì chắc đó là hàng giả…”.

- Thu tiền tỷ nhờ bí kíp thụ tinh cho gà - Tác giả Trần Dũng. Mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới: Nuôi gà Đông Tảo trong nhà lạnh và thụ tinh nhân tạo, vợ chồng anh Nguyễn Tiến Thắng (thôn Ninh Vũ, xã Bình Kiều, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) thu tiền tỷ mỗi năm. Bình quân hàng năm, anh xuất bán hơn 40.000 gà giống; 40.000 - 50.000 quả trứng và 500 - 600 gà thương phẩm. Anh Thắng đã chia sẻ kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo trong chuồng lạnh và thụ tinh nhân tạo cho gà…

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- “Bùn” lạ dính lưới làm hại ngư dân Quảng Trị - Tác giả Ngọc Vũ

- Trà Vinh: Mất trắng hơn 100 triệu cong giống tôm do dịch bệnh - Tác giả Thanh Hòa

- 5 ngày triển lãm Festival quốc tế nông nghiệp - Tác giả Anh Thư

- Thừa Thiên - Huế: Hơn 7 tỷ đồng hỗ trợ sản xuất vụ đông xuân - Tác giả B.T

- Phú Yên: Thử nghiệm trồng dưa lưới trong nhà màng - Tác giả Hùng Phiên

II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:

- Xây dựng nền nông nghiệp Thủ đô lan tỏa - Tác giả Văn Hùng

- Dự án tái định cư làng chài xã Sơn Đặng huyện Đô Lương: Loay hoay tìm kế sinh nhai - Tác giả Văn Đức

- Vì sao lúa gạo lên giá ngay đầu vụ? - Tác giả Hưng Phú

- Kinh tế nông hộ đã dần đến hồi kết?, bài 5: Sống được bằng nông nghiệp kiểu manh mún không? - Tác giả Dương Đình Tường

- Ngành tôm nhắm đích 10 tỷ USD: Đột phá ngay từ bây giờ! - Tác giả Lê Bền

- Bộ NN-PTNT đề nghị hạn chế mở rộng quy mô đàn lợn - Tác giả Minh Phúc

- Đổi thay toàn diện - Tác giả Việt Khánh

- Lệ Thủy phấn đấu đạt 12 xã NTM - Tác giả Nguyễn Trung Hiểu

- Đồng bằng sông Cửu Long: Tất bật ngăn sông chống mặn, giữ ngọt - Tác giả Vũ Chánh Hiếu

- Chủ động ứng phó thời tiết bất thường - Tác giả Sơn Trang

- Đại gia chuỗi cá tra biến mất: Tafishco đề xuất phương án tái cơ cấu - Tác giả Ngọc Duyên

2. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:

- Nhân rộng mô hình “Canh tác lúa thông minh” - Tác giả Nguyễn Hằng

- Phát huy truyền thống trọng nông - Tác giả Thu Hà - Đàm Duy

- Tạo đột phá cho ngành tôm - Tác giả Đình Thắng

- Cá tra Việt Nam lại bị bôi nhọ tại châu Âu - Tác giả Thuận Hải

- Việc gì khó, có ông Mở - Tác giả Công Tâm

- Bắc Ninh có 2 huyện đạt chuẩn NTM - Tác giả Trần Quang

- Có VietGAP “dẫn lối”, nông dân vững tâm nuôi tôm - Tác giả Ngọc Quyên

- Phát triển các mô hình cà phê chất lượng cao tại Gia Lai - Tác giả San Nguyễn

- Hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Thái Nguyên - Tác giả Nguyễn Lê

- Hỗ trợ nông dân sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn - Tác giả Lê San