Toàn cảnh hội nghị

Trải qua một phần tư thế kỷ phát triển sản xuất lúa lai có lúc thăng lúc trầm, lúa lai vẫn giữ vai trò nhất định trong sản xuất lúa hiện nay, đặc biệt ở miền núi và một số vùng có lũ tiểu mãn, do lúa lai có ưu điểm chống chịu tốt với điều kiện bất thuận. Hàng năm, diện tích sản xuất lúa lai thương phẩm trên cả nước vẫn duy trì khoảng 650.000 – 700.000 ha.

Tuy nhiên, hiện sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30-35% nhu cầu về hạt giống lúa lai F1. So với nhu cầu của sản xuất, diện tích và sản lượng hạt giống lúa lai F1 sản xuất trong nước còn thấp trước tiềm năng đất đai, lao động và thị trường phát triển giống lúa lai trong nước còn lớn. Do đó, năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục chủ trì triển khai dự án Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 giai đoạn 2017 – 2019; đồng thời giao Công ty TNHH Cường Tân trực tiếp thực hiện dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 kết hợp với hình thức tổ chức sản xuất mới.

Vụ đông xuân 2016 – 2017, Công ty TNHH Cường Tân đã triển khai 100 ha sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại tỉnh Nam Định, với 88 hộ tham gia. Do điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, đầu vụ ấm nên lúa sinh trưởng phát triển tốt, trỗ bông trùng khớp. Năng suất dự kiến đạt 28 tạ/ha và được đánh giá là một vụ lúa thành công.
 Vụ đông xuân 2016 – 2017, dự án Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì, triển khai tại 6 tỉnh: Lào Cai, Hải Phòng, Đăk Lăk, Quảng Nam, Cần Thơ, Hậu Giang với quy mô 260 ha, gồm gần 1.300 hộ tham gia. Các diện tích sản xuất hạt lai cơ bản đạt kết quả khá, năng suất trung bình toàn dự án dự kiến đạt 30,1 tạ/ha (đạt 111,5% kế hoạch); chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn. Sản lượng hạt lai F1 sản xuất vụ Đông Xuân 2016 – 2017 ước đạt 782,6 tấn, trong đó: sản lượng hạt lai 3 dòng là 326,4 tấn, sản lượng hạt lai 2 dòng là 456,2 tấn.

Các dòng lúa bố, mẹ cũng được Công ty nhân dòng tại chỗ, với diện tích 12ha tại huyện Trực Ninh. Chất lượng hạt giống bố mẹ đảm bảo tiêu chuẩn, vừa đáp ứng nhu cầu của Công ty, vừa cung ứng cho các đơn vị thực hiện dự án sản xuất hạt lai F1.

Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, qua 3 năm thực hiện (2015 – 2017), Dự án “Duy trì và sản xuất hạt giống bố, mẹ của một số giống lúa lai 2 và 3 dòng phổ biến cho năng suất, chất lượng cao” đã triển khai sản xuất 135,5 ha hạt giống bố mẹ nguyên chủng của 11 tổ hợp lai, gồm: TH3-3, TH3-4, TH3-5, VL20, VL50, CT16, Nhị ưu 838, Bác ưu 903KBL, LC25, HYT100, HYT108. Trong đó, diện tích nhân dòng mẹ là 120 ha, diện tích nhân dòng bố là 15,5 ha. Tổng sản lượng hạt giống mẹ ước đạt khoảng 260 tấn (124% kế hoạch), hạt giống dòng bố ước đạt 55 tấn (108% kế hoạch). Chất lượng hạt giống các dòng bố, mẹ đều đạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Thu nhập của người sản xuất hạt giống khá cao so với sản xuất lúa thương phẩm; giá thành hạt giống giảm 30 – 40% so với giá nhập khẩu; giá bán giống bố mẹ thấp hơn so với trước khi thực hiện dự án từ 15 – 20%.

Đại diện TTKNQG báo cáo kết quả dự án

Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả của các dự án duy trì và sản xuất hạt giống bố mẹ và sản xuất hạt giống lúa lai F1. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Trâm, nếu sản xuất hạt lai F1 mà không chủ động duy trì nhân dòng bố, mẹ thì sẽ bị lệ thuộc. Vì vậy, chúng ta phải đẩy mạnh nghiên cứu để cho ra đời các tổ hợp lúa lai mới. TS. Trâm đã giới thiệu hai tiến bộ mới về lúa lai ở Việt Nam hiện nay. Trước tiên là đã chuyển được gen thơm vào dòng mẹ TGMS (lúa lai 2 dòng) và có những tổ hợp lúa lai thơm năng suất cao đã trình diễn tại Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Phú Thọ, có thể trong năm nay sẽ đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận sản xuất thử. Tiếp đến là đã tạo ra được dòng mẹ CMS (lúa lai 3 dòng) có gen kéo dài lóng trên cùng giúp chiều dài cổ bông kéo dài, bởi vậy rất tiết kiệm GA3 trong quy trình sản xuất hạt lai F1. Mục tiêu của các nhà khoa học trong thời gian tới là hướng đến chọn giống lúa lai có gen chịu mặn, chịu hạn nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về phương hướng phát triển sản xuất lúa lai, TS Lê Hưng Quốc – Phó Chủ tịch Hiệp hội thương mại Giống cây trồng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần đặt hàng với các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu để chọn tạo những tổ hợp lai mới có năng suất cao, chất lượng gạo tốt và có khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận (hạn, chịu mặn, sâu bệnh...); có chính sách về đất đai để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ được diện tích ruộng đất tập trung quy mô lớn cho sản xuất hạt lai. Các chương trình khuyến nông cần hướng đến hỗ trợ sản xuất các tổ hợp lúa lai mới, năng suất, chất lượng. Đồng thời, cải tiến kỹ thuật sản xuất hạt lai để hạ giá thành sản phẩm…

Theo ông Trần Xuân Định, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đến thời điểm này, các doanh nghiệp trong nước đã làm chủ được công nghệ sản xuất hạt lai. Tuy nhiên, sản xuất hạt lai chịu rủi ro rất lớn, bởi vậy nhà nước cần có thêm cơ chế hỗ trợ kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp ổn định và mở rộng sản xuất.

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đánh giá cao những thành tích trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất hạt lai F1 và duy trì các dòng bố, mẹ trong thời gian qua. Thứ trưởng cũng yêu cầu Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổng kết sớm dự án duy trì các dòng bố mẹ để đề xuất Bộ tiếp tục triển khai  từ năm 2018 nhằm chủ động nguồn giống bố mẹ cho sản xuất hạt lai F1, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hạt lai trong nước.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kết luận hội nghị


Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cùng các đại biểu thăm mô hình duy trì và sản xuất hạt giống bố mẹ lúa lai vụ đông xuân 2016 - 2017 tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định

 

Ánh Nguyệt

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia


Tuy nhiên, hiện sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30-35% nhu cầu về hạt giống lúa lai F1. So với nhu cầu của sản xuất, diện tích và sản lượng hạt giống lúa lai F1 sản xuất trong nước còn thấp trước tiềm năng đất đai, lao động và thị trường phát triển giống lúa lai trong nước còn lớn. Do đó, năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục chủ trì triển khai dự án Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 giai đoạn 2017 – 2019; đồng thời giao Công ty TNHH Cường Tân trực tiếp thực hiện dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 kết hợp với hình thức tổ chức sản xuất mới.  Vụ đông xuân 2016 – 2017, dự án Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì, triển khai tại 6 tỉnh: Lào Cai, Hải Phòng, Đăk Lăk, Quảng Nam, Cần Thơ, Hậu Giang với quy mô 260 ha, gồm gần 1.300 hộ tham gia. Các diện tích sản xuất hạt lai cơ bản đạt kết quả khá, năng suất trung bình toàn dự án dự kiến đạt 30,1 tạ/ha (đạt 111,5% kế hoạch); chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn. Sản lượng hạt lai F1 sản xuất vụ Đông Xuân 2016 – 2017 ước đạt 782,6 tấn, trong đó: sản lượng hạt lai 3 dòng là 326,4 tấn, sản lượng hạt lai 2 dòng là 456,2 tấn.

Vụ đông xuân 2016 – 2017, Công ty TNHH Cường Tân đã triển khai 100 ha sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại tỉnh Nam Định, với 88 hộ tham gia. Do điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, đầu vụ ấm nên lúa sinh trưởng phát triển tốt, trỗ bông trùng khớp. Năng suất dự kiến đạt 28 tạ/ha và được đánh giá là một vụ lúa thành công.

Tuy nhiên, hiện sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30-35% nhu cầu về hạt giống lúa lai F1. So với nhu cầu của sản xuất, diện tích và sản lượng hạt giống lúa lai F1 sản xuất trong nước còn thấp trước tiềm năng đất đai, lao động và thị trường phát triển giống lúa lai trong nước còn lớn. Do đó, năm 2017, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tiếp tục chủ trì triển khai dự án Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 giai đoạn 2017 – 2019; đồng thời giao Công ty TNHH Cường Tân trực tiếp thực hiện dự án sản xuất hạt giống lúa lai F1 kết hợp với hình thức tổ chức sản xuất mới.  Vụ đông xuân 2016 – 2017, dự án Phát triển sản xuất hạt giống lúa lai F1 do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì, triển khai tại 6 tỉnh: Lào Cai, Hải Phòng, Đăk Lăk, Quảng Nam, Cần Thơ, Hậu Giang với quy mô 260 ha, gồm gần 1.300 hộ tham gia. Các diện tích sản xuất hạt lai cơ bản đạt kết quả khá, năng suất trung bình toàn dự án dự kiến đạt 30,1 tạ/ha (đạt 111,5% kế hoạch); chất lượng hạt giống đạt tiêu chuẩn. Sản lượng hạt lai F1 sản xuất vụ Đông Xuân 2016 – 2017 ước đạt 782,6 tấn, trong đó: sản lượng hạt lai 3 dòng là 326,4 tấn, sản lượng hạt lai 2 dòng là 456,2 tấn.

Vụ đông xuân 2016 – 2017, Công ty TNHH Cường Tân đã triển khai 100 ha sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại tỉnh Nam Định, với 88 hộ tham gia. Do điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, đầu vụ ấm nên lúa sinh trưởng phát triển tốt, trỗ bông trùng khớp. Năng suất dự kiến đạt 28 tạ/ha và được đánh giá là một vụ lúa thành công.