Đây là hoạt động thuộc mô hình mô hình nuôi vịt PT thương phẩm theo hướng VietGAHP. Tham dự tập huấn có 80 hộ chăn nuôi  tham gia mô hình và chăn nuôi tiêu biểu trên địa bàn 2 huyện An Dương và Kiến Thụy.

Lớp tập huấn đã trao đổi, thảo luận về đặc điểm giống vịt PT thương phẩm, kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng theo hướng an toàn sinh học, các biện pháp thực hành chăn nuôi nuôi tốt, phòng và trị một số bệnh thường gặp như: bệnh dịch tả, bệnh cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng, viêm gan trên vịt…

Bên cạnh đó, học viên còn được giảng viên hướng dẫn cách chăm sóc vịt con từ 1-21 ngày tuổi cho đến khi vịt được 4 tuần tuổi và xuất bán, kỹ thuật tiêm vắc-xin, bảo quản và sử dụng vắc-xin đúng cách; giới thiệu một số giải pháp kỹ thuật về phòng, chống thiên tai và thích ứng với điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu.

Toàn cảnh lớp tập huấn

Theo các hộ dân, vịt là con vật nuôi dễ thích nghi, sinh trưởng và phát triển nên sau gần 3 tháng chăm sóc là có thể bán. Với giá bán như hiện tại, mỗi con vịt sẽ lãi từ 15-20 nghìn đồng. Với lứa nuôi 1 nghìn con thì các hộ nuôi lãi từ 15-20 triệu đồng.

Trong quá trình nuôi, các hộ được cán bộ khuyến nông thường xuyên theo dõi, hướng dẫn thực hiện quy trình nuôi và phòng bệnh cho đàn vịt đạt kết quả tốt.

Phát biểu tại buổi khai giảng, lãnh đạp TTKN Hải Phòng cho rằng việc chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi sau bệnh dịch tả Châu Phi trên đàn lợn là hết sức cần thiết và quan trọng thời điểm hiện nay. Để bảo vệ tốt đàn lợn cũng như giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi, việc tuyên truyền hướng dẫn các hộ chăn nuôi ở vùng lợn chưa bị dịch chuyển sang chăn nuôi an toàn sinh học; những hộ ở vùng dịch có lợn đã bị tiêu hủy thì chuyển đổi sang con nuôi khác để lấy ngắn nuôi dài, chờ dịch ổn định thì tiếp tục tái đàn. Đồng thời cũng mong rằng mô hình nuôi vịt PT thương phẩm sẽ mang lại hiệu quả và được nhân rộng sang các địa phương khác trong thời gian tới.

Nguyễn Hương Giang

Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng