dtn1653050146@tuaf.edu.vn

Đáp:

Thông tin câu hỏi của anh/chị đang rất cần phải xử lý ngay.

Trước hết đây là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đạo ôn hại lúa. Khi trời âm u, ẩm độ không khí cao, ánh sáng yếu là điều kiện thuận lợi để cho các bào tử nấm gây bệnh đạo ôn lá phát sinh, lan rộng trên diện tích lúa xuân.

Lúa đang ở giai đoạn 40-45 ngày là thời kỳ bắt đầu bước vào làm đòng, theo hình ảnh anh/chị gửi thì mật độ bệnh gây hại rất cao, trên diện khá rộng (như anh/chị nêu lúa bị bệnh gần như cả cánh đồng), nếu không phòng trừ ngay sẽ gây thất thu hoặc mất trắng.

Biểu hiện của lá lúa bị bệnh đạo ôn

 

Cách phòng trừ:

Ruộng lúa đang bị bệnh cần ngừng bón phân (nhất là phân đạm), phân bón lá, các chất kích thích sinh trưởng,... bệnh ngừng phát triển mới được bón phân.

Sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Tricyclazole, Isoprothiolane, Fenoxanil + Isoprothiolane để trừ bệnh đạo ôn như: Beam, Flash, Fillia, Fujione, City USA, Map Famy,...

Cách sử dụng, nồng độ pha và liều lượng theo như khuyến cáo trên bao bì của từng loại thuốc. Phun thuốc vào sáng sớm hoặc chiều mát. Lưu ý khi phun phải đảm bảo ít nhất 20 lít nước thuốc đã pha trên 1 sào 360 mvà phải phun ướt đều lá. Ruộng bị nặng phải phun tiếp lần hai sau lần một từ 5 - 7 ngày. Ruộng có tỷ lệ bệnh cao phải phun phòng trước khi lúa trỗ 5-7 ngày để hạn chế bệnh đạo ôn cổ bông.

Lưu ý: Ở những vụ sau, cần làm đất kỹ để hạn chế mầm bệnh (làm dầm kỹ sau vụ lúa Xuân và làm ải sau vụ Mùa). Cần thăm đồng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm, nhất là khi trời âm u, ẩm độ không khí cao, ánh sáng yếu bệnh dễ phát triển nhanh. Khi thấy xuất hiện vết bệnh đạo ôn thì cần phun thuốc phòng trừ bệnh ngay, vì khi đó các bào tử nấm bệnh đã có mặt hầu hết trên ruộng mà bằng mắt thường không nhìn thấy được.

Hoàng Văn Hồng

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia