Nguyễn Đức Mạnh (nguyenducmanhvn83@gmail.com)

Huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Trả lời:

Xin cảm ơn đọc giả Nguyễn Đức Mạnh, huyện Gia lộc, tỉnh Hải dương đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến khuyennongvn.gov.vn

 

Tôi xin chia sẻ với đọc giả một số thông tin như sau:

 

Tất cả các cây trồng nói chung thì chúng đều có vùng “bản địa” thích hợp với chúng, hoặc chúng được di thực đến vùng có điều kiện đất đai, khí hậu tương tự, rồi thuần hóa và trở nên phù hợp (ví dụ như cà phê của Việt Nam).

 

Dừa là cây trồng phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên mỗi vùng lại có 1 giống thích hợp với điều kiện khí hậu và đất đai (thổ nhưỡng).

 

Cây dừa xiêm ở Bến Tre được sinh trưởng trong điều kiện đồng bằng Tây Nam Bộ; đặc thù là độ cao khoảng 0,5- 1,0 mét so với mực nước biển; Khí hậu quanh năm không có rét. Bến Tre lại là tỉnh nằm gần biển, nước biển dễ xâm nhập mặn. Dừa Bến Tre được trồng phổ biến ở ven các kênh rạch và các khu vườn thấp, vì vậy rất dễ bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Mặt khác cây dừa ở đây đã tồn tại nhiều năm, từ đời này qua đời khác, sức chịu mặn của dừa xiêm Bến Tre rất tốt.

 

Việc khí hậu ấm, nóng quanh năm, kết hợp với đất nhiễm mặn đã tạo nên độ ngon và ngọt của dừa xiêm Bến Tre mà các vùng khác không có được.

 

Điều này ví như giống lúa ST25 ngon nhất Việt Nam, chỉ có gieo trồng ở Sóc Trăng mới có chất lượng thơm, dẻo và ngon nhất; mang đi gieo trồng ở các vùng khác có chất lượng thấp hơn khá nhiều.

 

Vì vậy, việc khắc phục chất lượng dừa xiêm Bến Tre ở phía Bắc (nhất là ở Gia Lộc) là việc làm khó khăn; có thể trồng ở vùng đất ven biển, nhưng do phía Bắc có mùa đông lạnh nên chất lượng cũng không thể như ở Bến Tre.

 

Dừa xiêm Bến Tre trồng tại Gia Lộc không được ngọt và bị chua, không phải do giống dừa không chuẩn mà là do trồng ở khác vùng sinh thái.

Chuyên gia Hoàng Văn Hồng

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia