Mô hình sử dụng giống bưởi da xanh, là cây trồng thích nghi được với các vùng đất nằm trong khu vực chuyển đổi. Nông dân tham gia được hỗ trợ 100% giống và 50% vật tư phân bón, thuốc BVTV.

Trong thời gian triển khai, Trạm Khuyến nông huyện Tây Hòa đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ một số bệnh thường gặp trên cây bưởi da xanh cho nông dân tham gia mô hình, nông dân ngoài mô hình; sơ kết mô hình từng năm.

Ngày 23/10/2020, tại xã Sơn Thành Tây, Trạm Khuyến nông huyện Tây Hòa tổ chức hội nghị sơ kết mô hình trồng thâm bưởi theo GAP năm 2020. Đến nay, cây bưởi da xanh đã bước vào thời kỳ sinh trưởng năm thứ ba giai đoạn kiến thiết cơ bản. Hiện, chiều cao cây đạt trung bình từ 1,7 – 3 (m), đường kính thân phát triển tốt; có từ 3 - 5 cành cấp 1, 3 - 6 cành cấp 2. Cây sinh trưởng phát triển tương đối tốt.

Cây bưởi da xanh năm thứ ba cho quả của hộ tham gia mô hình Bùi Văn Viên

 

Thời gian tới, Trạm Khuyến nông huyện Tây Hòa tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phòng chuyên môn của Trung tâm Khuyến nông tỉnh cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ, hướng dẫn các hộ thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc cây bưởi da xanh.

Việc thực hiện mô hình góp phần đa dạng hóa cây trồng và mở rộng diện tích cây ăn quả tại địa phương. Mô hình là nơi để các hộ dân trong khu vực đến tham quan, học tập, làm theo canh tác thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tạo ra sản phẩm an toàn an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng; từ đó giúp tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Anh Bùi Văn Viên đang chăm sóc vườn bưởi năm thứ ba và kiểm tra hệ thống tưới nước tiết kiệm

 

Trần Nguyễn Lâm Viên

Trạm Khuyến nông huyện Tây Hòa, Phú Yên