Tuy nhiên, hiện nay nhiều nông dân tại ĐBSCL đã cho sinh sản lươn thành công và đang từng bước chủ động về nguồn con giống. Ông Nguyễn Hồng Dũng ngụ tại xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ là một trong những nông dân đó.

Sau hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi lươn, ông Dũng cho biết, lươn giống tự nhiên nuôi có tỷ lệ hao hụt khá cao, đặc biệt ở giai đoạn đầu sau khi thả giống, có hộ lươn chết hết 100%. Nguyên nhân có thể do lươn chưa thích nghi với môi trường nuôi nhốt hoặc trong quá trình đánh bắt, vận chuyện làm sức khỏe của lươn suy yếu, cơ thể bị xây xát tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công, phát triển và gây bệnh. Vì vậy, nếu không có biện pháp khắc phục tình trạng trên thì nguồn lươn giống tự nhiên sẽ dần cạn kiệt mà hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cũng bị giảm.

Từ thực tế đó, ông Dũng ấp ủ ý tưởng tạo ra nguồn lươn giống vừa chất lượng vừa đáp ứng nhu cầu cho các hộ nuôi thương phẩm. Qua giới thiệu của cán bộ khuyến nông, cùng với việc tự tìm tòi, học hỏi từ những hộ nuôi trước, ông đã tiến hành thả nuôi 03 bể lươn sinh sản (19 m2/bể) với 900 lươn bố mẹ.

Sau hơn 1 tháng thả nuôi và chăm sóc, ông đã thu 10.000 lươn bột và xuất bán với giá 1.000 đồng/con. Dự kiến đến hết mùa sinh sản, tổng số lươn giống thu được khoảng 80.000 – 100.000 con.Sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu tư (lươn bố mẹ, bể, đất, dụng cụ cho đẻ, thức ăn, nhiên liệu, công chăm sóc,…) ông thu lợi nhuận trên 70 triệu đồng.

Ông Dũng thu trứng lươn
Ông Dũng kiểm đếm trứng lươn

La Ngọc Thạch

 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tp Cần Thơ