Nhằm khắc phục tình trạng trên, vụ hè thu 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện mô hình: "Ứng dụng các biện pháp canh tác tổng hợp để xử lý rơm rạ sau thu hoạch". Mô hình được thực hiện tại 11 HTX Nông nghiệp với quy mô diện tích gần 102 ha.

Với sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, bà con nông dân tại 11 HTX đã tiến hành làm đất mà không cần thu gom rơm, dùng máy lồng loại lớn để vùi rơm rạ, sau đó sử dụng chế phẩm vi sinh (thành phần chính là nấm Trichodesma) để hỗ trợ quá trình phân hủy rơm nhanh hơn, rồi tiến hành làm đất như bình thường.

Hướng dẫn nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh để hỗ trợ quá trình phân hủy rơm nhanh hơn

 

Việc để lại rơm trên đồng ruộng tuy tốn thêm chi phi làm đất nhưng hiệu quả mang lại khá cao. Các chân ruộng được cải tạo tốt, tăng độ mùn, xốp, giảm chua phèn, môi trường được cải thiện. Nhờ vậy, cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, thân to, cứng cây, ít bị sâu bệnh, tăng năng suất, chất lượng.

Tuy nhiên, từ thực tế triển khai cho thấy, để thực hiện tốt việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch, đơn vị sản xuất phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là quy hoạch thành vùng sản xuất lúa tập trung, điều hành được khâu làm đất và nước tưới tiêu, tranh thủ thời gian để làm đất và xử lý chế phẩm. Đặc biệt phải sử dụng đúng loại chế phẩm chất lượng, tránh mua phải sản phẩm giả, sản phẩm kém chất lượng. Có như vậy, hiệu quả xử lý rơm rạ sau thu hoạch mới đạt hiệu quả như mong muốn

Nguyễn Bình

Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế