Một số vùng của Hoa Kỳ, nỗi lo về tình trạng thiếu lao động nông trại đã gia tăng ngay cả trước cuộc khủng hoảng Covid-19. Người Mỹ không muốn làm việc trên các cánh đồng, vì vậy nông dân Mỹ phụ thuộc phần lớn vào người di cư Mexico theo mùa. Những người tham gia chương trình thị thực H-2A (người được thuê làm nông nghiệp kéo dài dưới một năm) chiếm 10% tổng số lao động nông nghiệp ở Mỹ. Tuy nhiên, chi phí và sự phức tạp của chương trình H-2A từ lâu đã là một rào cản đáng kể đối với người lao động nhập cư đặc biệt với đại dịch COVIT 19, thách thức đó lại càng phức tạp hơn đó là các vấn đề về công việc, sức khỏe, sự an toàn, nhà ở, giao thông trong điều kiện phải duy trì cách ly xã hội.

Một số nước châu Âu bao gồm Pháp, Đức, Ý và Hà Lan gặp rủi ro cố hữu khi phụ thuộc vào lao động thời vụ nước ngoài (lao động từ Đông Âu). Những lao động này sẽ không đến làm việc do việc đóng cửa biên giới và nỗi lo bệnh tật và kiểm dịch.

Từ thực tế này, dường như nông dân sẽ không quay trở lại kinh doanh như bình thường. Thay vào đó, nhiều người có thể sẽ cố gắng giảm thiểu rủi ro xuất phát từ sự phụ thuộc vào nhân công thời vụ nước ngoài bằng cách tự động hóa nhiều hoạt động hơn. Vì vậy nguồn cung về nhân lực có thể sẽ thúc đẩy sự thay đổi vĩnh viễn trong khu vực sau khi đại dịch kết thúc.

Tự động hóa trong nông nghiệp đòi hỏi đầu tư đáng kể. Đối với việc thu hoạch trái cây và rau quả sẽ khó tự động hóa hơn những công việc khác tuy nhiên các công nghệ như máy bay không người lái, máy kéo, robot gieo hạt và máy gặt robot cũng giúp giảm đáng kể sự phụ thuộc vào lao động di cư.

Nếu các nhà sản xuất nông nghiệp lớn ở các nước có nền kinh tế tiên tiến tăng cường sử dụng các công nghệ tự động thì các nước đang phát triển cũng nằm ngoài xu hướng này, ngay cả ở những nơi không thiếu lao động như Nam Phi. Với toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm được phân loại là "thiết yếu" trong thời gian bị Covid-19, các hoạt động nông nghiệp ở Nam Phi  vẫn tiếp tục tăng. Việc làm nông nghiệp đã tăng từ 718.000 trong quý IV/2012 lên 885.000 quý IV/2019 (tăng 23%). Cho đến nay, những nỗ lực như vậy của Nam Phi đã dẫn đến việc mở rộng các loại cây trồng bao gồm cây có múi, mắc ca, táo, nho, bơ và đậu nành.

Ứng dụng công nghệ tự động hóa tại Nam Phi đã giúp mở rộng việc sản xuất trên nhiều loại cây trồng mới (trong ảnh: Cánh đồng nho ở Nam Phi)

 

Trên thực tế, Kế hoạch Phát triển Quốc gia của Nam Phi cũng đặt mục tiêu tăng đầu tư nông nghiệp vào thủy lợi, tăng năng suất và mở rộng thị trường xuất khẩu - tất cả các mục tiêu có thể cho phép hoặc bắt buộc Nam Phi phải tự động hóa nhiều hơn. Theo một nghiên cứu năm 2015 của Viện toàn cầu McKinsey, các tỉnh KwaZulu-Natal, Đông Cape và Limpopo có 1,6 – 1,8 triệu ha đất ít canh tác sẽ phải chuyển đổi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng tự động hóa.

Sau đại dịch covid-19, sự khuếch tán công nghệ cũng có khả năng tăng tốc, không phải vì điều kiện thị trường trong nước mà vì nhu cầu cạnh tranh trên thị trường toàn cầu đối với các nhà sản xuất của các nước tiên tiến theo xu hướng tự động hóa. Nhìn rộng hơn, trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19, các nhà hoạch định chính sách ở tất cả các nước có nền nông nghiệp quy mô lớn sẽ phải chú ý đến xu hướng tự động hóa do vậy những người phụ thuộc vào công việc nông nghiệp thời vụ ở các nước có nền kinh tế tiên tiến nên chuẩn bị cho sự không chắc chắn hơn nữa phía trước.

Quỳnh Yến

Theo Bangkok Post