Theo bà Karen Campbell, cựu ủy viên thương mại phụ trách xuất khẩu sang các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Myanmar cho biết, Thái Lan hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 của New Zealand.

Bà Campbell đặc biệt ghi nhận mối quan hệ đối tác kinh tế giữa New Zealand với Thái Lan ngày càng chặt chẽ hơn. Thương mại giữa hai nước đã tăng gần 150% kể từ khi bắt đầu mooia quan hệ đối tác kinh tế vào năm 2005.

Xuất khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa của New Zealand đến Thái Lan

Lĩnh vực xuất khẩu thành công nhất của New Zealand là sữa và các sản phẩm từ sữa chiếm 42% tổng xuất khẩu sang Thái Lan, tiếp theo là trái cây và quả hạch chiếm 9%. Nhu cầu của Thái Lan đối với các sản phẩm sữa của New Zealand đã tăng lên đáng kể vào tháng 7 năm 2017. Trước đó Bộ trưởng Thương mại Todd McClay đã đến Thái Lan để ký thỏa thuận tăng lượng sản phẩm sữa New Zealand cho thị trường Thái Lan.

Tập đoàn Fonterra, nổi tiếng của New Zealand về sản xuất và chế biến sữa và là nhà xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới lạc quan về triển vọng tăng trưởng hai con số đối với thị trường sữa Thái Lan. Hiện giá trị xuất khẩu sữa cho thị trường này lên đến hơn 92 tỷ baht. Tuy nhiên, mức tiêu thụ sữa hàng năm của Thái Lan vẫn ở mức tương đối thấp (26 lít /người/năm) so với New Zealand ở mức 270 lít/người/năm.

Ngoài các sản phẩm sữa mang thương hiệu chính như Anlene, Anchor và Anmum Materna, Tập đoàn Fonterra còn cung cấp bơ, pho mát và kem cho hơn 2.000 cơ sở thực phẩm và đồ uống trên khắp Thái Lan.

Để đáp ứng sở thích hương vị của người tiêu dùng Thái Lan, gần đây Tập đoàn đã giới thiệu công thức Anmum mới nhất, được cho là hỗ trợ hệ thống tiêu hóa cho các bà mẹ và luôn thay đổi hương vị mới cho Anlene, như UHT English Malt và Spring White Tea.

Chăn nuôi bò tại trang trại của Tập đoàn Fonterra, New Zealand

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Người tiêu dùng Thái Lan ngày càng ý thức về an toàn thực phẩm, và đại diện Tập đoàn Fonterra tại Thái Lan, ông Paul Richards tin rằng điều này mang lại lợi thế cho công ty của ông.

Theo ông Richards: "Ngày càng có nhiều người tiêu dùng muốn tìm hiểu xuất xứ thực phẩm, do vậy các thực phẩm có nguồn gốc từ New Zealand là lợi thế cạnh tranh của chúng tôi. Khí hậu ôn đới của New Zealand với đồng cỏ tự nhiên cho phép bò sản xuất sữa chất lượng tốt nhất trên thế giới. Trong quá trình nuôi dưỡng và khai thác sữa, chúng tôi luôn áp dụng thực hành tốt nhất và kiểm soát chặt chẽ nhất trong từng bước của chuỗi cung ứng do vậy người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm về các sản phẩm sữa của chúng tôi".

Phù hợp với cam kết về sự an toàn, Tập đoàn Fonterra đã phát động chiến dịch truy xuất điện tử (sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin, gọi đơn giản là truy xuất nguồn gốc điện tử) trong năm nay ở New Zealand với lô hàng đầu tiên là Anmum cho trẻ em.

Ông Richards giải thích rằng bằng cách quét mã QR trên mỗi gói sản phẩm, người tiêu dùng có thể theo dõi thành phần và sản phẩm điện tử trong suốt chuỗi cung ứng và sản xuất, từ nguồn sữa thô trên trang trại đến các nhà bán lẻ bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

Đại diện tập đoàn Fonterra tại Thái Lan cũng cho biết trong năm tới Tập đoàn có kế hoạch sẽ khởi động truy xuất nguồn gốc điện tử và vào năm 2020 sẽ truy xuất nguồn gốc trên tất cả các sản phẩm. Người Thái sẽ sớm có thể tự đánh giá những sản phẩm "sạch và xanh" của  Fonterra.

Xuất khẩu trái cây của New Zealand đến Thái Lan

Giá trị xuất khẩu trái cây của New Zealand đến Thái Lan đã tăng nhanh chóng khi các nhà bán lẻ Thái Lan ngày càng tin tưởng hơn đối với các mặt hàng trái cây New Zealand. Năm 2017, giá trị trái cây xuất khẩu lên đến 60-65 triệu USD.

Các nhà nhập khẩu Thái Lan rất quan tâm đến quả bơ, táo, trái kiwi và hồng của New Zealand. Thái Lan hiện là điểm đến lớn thứ hai đối với New Zealand về trái cây xuất khẩu.

"Các nhà bán lẻ Thái Lan ngày càng nhận thức cao về hình ảnh xanh và sạch về đất nước New Zealand, đây là một lý do chính cho nhu cầu ngày càng tăng đối với trái cây New Zealand", bà Campbell nói.

Sản xuất táo ở New Zealand

Ông Simon Renall - đại diện cho Công ty Yummy Fruit cho biết: thị trường Thái Lan rất quan trọng đối với New Zealand. Trong bốn năm qua, Yummy Fruit đã thực hiện một cam kết mạnh mẽ là dành thời gian cho thị trường trái cây bán lẻ của Công ty tại Thái Lan để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

"Chúng tôi có thể cung cấp các giống trái cây mới tuyệt vời cho người Thái và người Thái có vẻ háo hức và sẵn sàng thử những điều mới. Mỗi năm Công ty gửi ít nhất tám loại táo đến Thái Lan. Các giống mới nhất là Early Queen, New Zealand Beauty, Genesi, SweeTango, Lemonade, Royal Gala, Granny Smith, New Zealand Queen, Hoa hồng New Zealand, Fuji, Ambrosia và Red Delicious, những giống táo này mang đến cho khách hàng những hương vị khác biệt”.

Yummy Fruit, cũng là đơn vị trồng trái cây mùa hè lớn nhất của New Zealand, hy vọng sẽ giới thiệu các loại trái cây mùa hè thú vị như đào và mận đến thị trường Thái Lan.

Không giống như kinh doanh ở New Zealand là cung cấp trái cây cho chuỗi siêu thị trong cả nước, Yummy Fruit đang cố gắng phát triển như một người chơi thích hợp trên thị trường quốc tế bằng cách tìm kiếm các chuỗi cung ứng nhỏ và cao cấp như các trung tâm ẩm thực và các siêu thị hàng đầu của Thái Lan. Với tầng lớp thượng lưu và trung lưu, tương lai có vẻ đầy hứa hẹn.

Thực hành xanh bền vững rất quan trọng đối với Yummy Fruit.

Hàng năm, Yummy Fruit thực hiện các chương trình an toàn thực phẩm và thực hành nông nghiệp tốt như Global GAP và các tiêu chuẩn của hiệp hội bán lẻ Anh, định vị và theo dõi sâu bệnh chặt chẽ, giảm đáng kể sử dụng các hóa chất nông nghiệp trong vườn cây ăn quả. Họ cũng nhận ra rằng việc điều hành một doanh nghiệp bền vững ngày càng trở nên phù hợp hơn với người tiêu dùng.

Chính sách 4.0 của Thái Lan

Ông Renall ca ngợi tất cả các giao dịch thương mại giữa hai nước cho phép các nhà xuất khẩu trái cây của New Zealand tiếp cận thị trường trong bối cảnh những thách thức như căng thẳng chính trị, chi phí tăng cao làm xáo trộn các cơ hội khác.

Chính sách 4.0 của Thái Lan đã mở ra cánh cửa cho thương mại dịch vụ của New Zealand. Các công ty New Zealand như Metra Weather và T&G Global Company, nhà xuất khẩu táo Jazz và táo Envy, đã được hưởng chính sách 4.0, nhằm tạo ra một nền kinh tế dựa trên sự sáng tạo, đổi mới và dịch vụ cao cấp.

Thanh Thiên

Theo Bangkok Post