Hình ảnh người phụ nữ ở  Cộng hòa Gambia bán rau quả, Gambia là một trong số những nước đã được FAO vinh danh trong công cuộc chiến đấu với nạn đói.

Ngày 30/11/2014, tại Rome, mười ba nước được FAO công nhận đã thành công trong cuộc chiến chống đòi nghèo, thành quả này bao gồm cả cả việc đạt được những mục tiêu quốc tế còn ở phía trước của mốc thời gian cuối 2015.

Kết quả này bao gồm cả thành tựu sớm đạt được cho mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG-1), đó là giảm một nửa tỷ lệ người nghèo đói vào năm 2015 hoặc mục tiêu tham vọng hơn ở Hội nghị Thượng đỉnh lương thực Thế giới năm 1996 là giảm một nửa những người nghèo đói vào năm 2015. 

Trong buổi lễ tại Trụ sở chính của FAO, Ông José Graziano da Silva - Tổng giám đốc đã trao giải thưởng cho các nhà ngoại giao đại diện cho Chính phủ 13 nước kể trên.

Ông José Graziano da Silva nói với những người đón nhận phần thưởng rằng: “Các bạn phải vượt qua những trở ngại chính trong môi trường chính sách và những điều kiện khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Các bạn đã minh chứng lòng quyết tâm và huy động nhiều tiềm lực”

Tổng giám đốc FAO cho rằng tiến trình đẩy lùi đói nghèo trên toàn thế giới trong 10 năm tiếp theo là tiếp tục tạo động lực, nhưng có rất nhiều việc phải làm đó là 805 triệu người vẫn phải đối mặt với cái đói đeo bám và thúc giục các nước cần tăng tốc.

Ông José Graziano da Silva cho rằng: “Để đạt được điều này, cần thiết cải thiện thất lượng và hiệu quả của hệ thống thực phẩm, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tăng năng suất, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, cải thiện cơ hội tiếp cận thực phẩm và tăng cường bảo vệ xã hội”.

Theo ước tính của FAO, các nước Ethiopia, Cộng hòa Ga-bông, Cộng hòa Gambia, Iran, Cộng hòa Kiribati, Malaysia, Cộng hòa Mauritania, Cộng hòa Mauritius, Mexico và Philippines hiện nay đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG-1) trong khi Brazil, Cameroon và Uruguay cũng đã giành được với mục tiêu tham vọng hơn là giảm một nữa người nghèo đói vào năm 2015.

Trong số những đại diện các nước đón nhận chứng chỉ có Phó Tổng thống Cộng hòa Gambia - Isatou Njie-Saidy,  Bộ trưởng Phát triển xã hội và Chống nghèo đói Brasil - Tereza Campello, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cameroon - Menye Essimi, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Ethiopia - Tefera Derbew, Bộ trưởng Bộ Vật nuôi, thủy sản và An ninh lương thực Cộng hòa Gabon - Luc Oyoubi và Bộ trưởng Bộ Phát triển nông nghiệp Mauritania - Brahim Ould M'Bareck Ould Mohamed el Moctar.

Cho đến hôm nay, 63 nước đang phát triển đã đạt được mục tiêu MDG và hơn 6 nước nữa đang trong lộ trình để đạt mục tiêu này vào năm 2015.

Báo cáo của Liên hợp quốc về an ninh lương thực thế giới năm 2014 (SOFI 2014) phát hành đã xác định một vài yếu tố quan trọng đưa đến thành công mà các nước đã đạt được trong việc giảm đói nghèo. Trong đó, yếu tố chính là biến cam kết chính trị thành hành động hiệu quả.

Trong báo cáo của Brazil có nêu, năm 2013, Brazil lấy hành động đẩy lùi đói nghèo là trọng tâm của nhiệm vụ chính trị với việc khởi động chương trình không có đói nghèo (Zero Hunger programme), chương trình này đã công bố các biện pháp bảo trợ xã hội như là cho người nghèo vay tiền và cung cấp các suất ăn cho trường học, kết hợp các chương trình giải pháp cho các hộ nông dân. Các kết nối giữa bảo trợ xã hội và hỗ trợ sản suất đã đóng góp tạo việc làm và thu nhập cao hơn, và cũng như là giảm đáng kể người nghèo đói và tạo công bằng xã hội. 

Ở một vài nước, bao gồm Ethiopia, Cộng hòa Gabon, Cộng hòa Gambia, Cộng hòa Mauritania, Cộng hòa Mauritius, và Philippines, những mục tiêu đã đạt được có tính quốc tế có thể được cho là nhờ vào tăng trưởng kinh tế và những chính sách đi vào cuộc sống trong 2 thập kỷ vừa qua. Ở hầu hết các nước này, các chương trình bảo trợ xã hội đã can thiệp vào lĩnh vực nông nghiệp với mục đích trợ giúp kịp thời những người có hoàn cảnh khó khăn.

Cameroon - Quốc gia đã đạt được mục tiêu chương trình MDG, đã có khả năng cải thiện tình hình an ninh lương thực, và hiện nay cũng đã tiến tới mục tiêu WFS mặc dù còn tồn tại một số yếu tố gây trở ngại. Các yếu tố này bao gồm các điều kiện an ninh và chính trị dễ bị tổn hại trong mối quan hệ với các nước láng giềng và bởi thiên tai như hạn hán và lũ lụt giữa 2009 – 2012.

Các thống kê này được sử dụng để xác định thành quả các mục tiêu của MDG và WFS do FAO đưa ra khi sử dụng dữ liệu chính thức bởi các nước thành viên và các tổ chức Quốc tế khác.

Mục tiêu của WFS đặt ra, năm 1996 khi 180 quốc gia gặp gỡ ở Rome để thảo luận cách thức chấm dứt đói nghèo. Cộng đồng Quốc tế đã thiết lập mục tiêu thiên niên kỷ sau khi nhận được sự chấp thuận về tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hợp quốc trong cuộc họp Đại hội đồng bảo an Liên hợp quốc tháng 9/2000.

Văn Thủy  (theo FAO)