Vệ tinh Sentinel-1A của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu-ESA (Eruropean Space Agency) được công bố năm 2014 có thể cung cấp ảnh chụp nhanh khu vực Châu Á. Hình ảnh nhận được từ hệ thống radar khẩu độ tổng hợp - SAR (Synthetic Aperture Radar) là công cụ hoàn hảo trong theo dõi cây lúa. Hệ thống radar khẩu độ tổng hợp là hệ thống radar đặc trưng bởi độ phân giải cao, có thể giám sát bề mặt trái đất cả ngày và đêm, thậm chí qua cả mưa hay mây bao phủ, do đó hình ảnh thu được liên tục ngay cả trong mùa mưa.

Công ty phần mềm xử lý ảnh radar giao thoa Sarmap và Viện nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) đã thu được tranh ghép được ghép từ các hình ảnh vệ tinh Sentine-1A, hình ảnh bao quát 7 triệu km2 của vùng Nam và Đông Nam Á. Những tranh ghép đám mây tự do cho thấy hình ảnh SAR chi tiết để theo dõi chính xác các hoạt động nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia trên khắp châu Á. Kết quả đạt được khẳng định khả năng ứng dụng của chương trình vệ tinh Sentinel.

Giám sát từ radar khẩu độ tổng hợp chưa từng được thực hiện trên quy mô lớn như vậy, nguyên nhân chính là do chi phí cao và thách thức trong việc xử lý qua nhiều hình ảnh tự động. Từ việc hình ảnh từ vệ tinh Sentine có sẵn và miễn phí, Sarmap đã phát triển chuỗi cài đặt tự động, lưu trữ trên cơ sở điện toán đám mây cung cấp bởi dịch vụ Web Amazon để xử lý các dữ liệu khối lượng lớn này. Cây trồng có thể được theo dõi thường xuyên trong suốt mùa vụ.

Hình thức giám sát này có thể thúc đẩy một cuộc cách mạng dữ liệu, định hướng thông tin tốt hơn và kịp thời hơn trong sản xuất cây trồng.

Lúa gạo là một trong những cây trồng quan trọng nhất đối với an ninh lương thực toàn cầu, 90% tiện tích trồng lúa (tương đương khoảng 140 triệu héc-ta) tập trung ở châu Á. Cây trồng thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các nguy cơ gây thiệt hại như hạn hán, lũ lụt và mưa bão nhiệt đới. Điều quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo quốc gia là cần có thông tin kịp thời và chính xác về diện tích gieo trồng, sự phát triển của cây trồng và những thiệt hại do thiên tai.

Để đáp ứng yêu cầu trên, Viện lúa Quốc tế IRRI và công ty công ty phần mềm xử lý ảnh radar giao thoa Sarmap đang làm việc với nhiều đối tác khác về hai dự án:

(1) Dự án Thông tin viễn thám từ xa và bảo hiểm cho cây trồng tại các nước có nên kinh tế mới nổi - RIICE (Remote Sensing-based Information and Insurance for Crops in Emerging economies). Dự án đã sử dụng hình ảnh SAR để giám sát diện tích trồng lúa ở 13 vị trí thử nghiệm tại các nước Campuchia, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Ở pha thứ 2 của dự án RIICE bắt đầu thực hiện vào tháng 5 năm 2015 nhằm mục đích phát triển năng lực trong nước, giúp các nước tham gia được hưởng lợi hoàn toàn từ công nghệ này.

(2) Dự án Hệ thống thông tin lúa gạo Philippines - PRiSM (Phipipine Rice Information System), được tài trợ bởi Bộ Nông nghiệp Philippine. Dự án đã xác định được cách theo dõi cây lúa dựa trên SAR như là một trong những công nghệ được sử dụng để cung cấp thông tin về vụ lúa tốt hơn.

Ông Andrew Nelson, Trưởng Dự án tại IRRI và cũng là Giám đốc Phòng thí nghiệm Hệ thống thông tin địa lý nói: “Mục tiêu của chúng tôi là làm việc với thành viên các nước Châu Á để đảm bảo rằng công nghệ này được tích hợp vào hệ thống quốc gia”. Ông cho biết: “Những thông tin này có thể hỗ trợ tốt hơn việc ra quyết định hành động, mục tiêu sử dụng tài nguyên, bảo hiểm cây trồng, giảm nhẹ thiên tai và hệ thống phản hồi trong cả khu vực công lập và tư nhân”.

Hình ảnh từ vệ tinh Sentinel bao quát vùng hạ lưu châu thổ sông Mê Kông

Hình ảnh SAR khác hình ảnh thông thường sẵn có qua dịch vụ tìm kiếm hình ảnh qua Google Maps và dịch vụ bản đồ khác. Trong một tranh ghép SAR được xử lý từ hình ảnh được chụp từ ngày 21/2 đến 10/3/2015 theo đó: màu xanh đậm tượng trưng cho nước hoặc các mặt phẳng khác như đường băng, sân bay; màu cam và trắng thể hiện cho khu vực các tòa nhà xây dựng và các khu định cư của con người; màu xanh sáng thể hiện cho vùng đất trống; màu nâu và xanh lá cây thể hiện thảm thực vật ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Hình ảnh SAR từ vệ tinh Sentinel-1A cho phép theo dõi sự thay đổi trong thảm thực vật và nước qua các mùa vụ kể cả trong điều kiện mùa mưa.

Ví dụ hình ảnh của hạ vùng châu thổ sông Mekong (vùng đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam) - một trong những vùng trồng lúa quan trọng của thế giới cho thấy rõ ràng làm thế nào qua hình ảnh SAR có thể nắm bắt được sự khác nhau giữa thực vật và nước. Hình ảnh có thể hiển thị mạng lưới thủy lợi, đồng bằng với các vùng trồng lúa có giai đoạn sinh trưởng khác nhau cũng như các đặc điểm nổi bật khác như thành phố (ví dụ thành phố Hồ Chí Minh được hiển thị phía trên bên phải của hình ảnh) và nuôi trồng thủy sản ở khu vực ven biển. Hình ảnh chỉ chụp nhanh bề mặt trái đất nhưng vệ tinh Sentinel tiếp tục chụp ảnh khắp khu vực này và hình ảnh sẽ ngày càng hữu ích khi chúng thể hiện tiến trình phát triển của trồng lúa qua thời gian, từ mùa này sang mùa khác.

Dự án RIICE được hỗ trợ thực hiện bởi Cơ quan Phát triển và Hợp tác Thụy Sỹ (SDC) và dự án PRIMS được hỗ trợ thực hiện bởi Văn phòng Nghiên cứu nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp Philippine (DA-BAR). Đồng thời được hỗ trợ bởi các đối tác khoa học nghiên cứu về lúa gạo trên thế giới.

Việt Nam là một trong 7 quốc gia đối tác thực hiện dự án RIICE trong đó có sự tham gia thực hiện của Trường Đại học Cần Thơ, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nguyễn Sâm

(Nguồn: irri.org/news/media-releases)