1. Tên dự án: Phát triển nuôi cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAP
Chủ nhiệm dự án: Tăng Thị Mỹ Trang
Thời gian thực hiện dự án: 2011-2013
Mục tiêu của dự án
- Hình thành các vùng nuôi tập trung, phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung phục tiêu dùng nội địa và hướng tới xuất khẩu.
- Tạo vùng nguyên liệu xuất khẩu đảm bảo ATVSTP
- Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, xoá đói giảm nghèo, thay đổi cơ cấu vùng nhằm cải thiện đời sống cho người dân.
- Tuyên truyền phổ biến mọi người cùng làm theo được.
- Phát triển được nghề nuôi cá rô phi tập trung với lượng hàng hoá lớn theo khu vực.
- Xây dựng 26 mô hình trình diễn/năm, năng suất 8-14 tấn/ha, cỡ trên 500gr/con tạo lượng hàng hoá lớn đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn.
- Hướng dẫn 2.340 lượt nông ngư dân tham quan học tập về nuôi cá rô phi đơn tính đực theo hướng tập trung, nguyên liệu đảm bảo ATVSTP.
- Đào tạo được 3.330 nông ngư dân tham gia sản xuất cá rô phi đơn tính đực thương phẩm hướng theo quy trình GAP và đào tạo nghề gắn liền với mô hình cụ thể như sau:
2. Tên dự án: Phát triển nuôi thủy đặc sản
Chủ nhiệm dự án: Tăng Thị Mỹ Trang
Thời gian thực hiện dự án: 2011-2013
Mục tiêu của dự án
- Chuyển giao và nhân rộng mô hình "Nuôi cá hồi vân, cá tầm và cá chình trong bể xi măng” cho người dân và các chủ trang trại, doanh nghiệp khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ nhằm đa dạng hoá đối tượng nuôi nước ngọt có giá trị kinh tế cao, góp phần ổn định kinh tế, đời sống cho người dân.
- Triển khai xây dựng thành công 36 mô hình trình diễn “Nuôi cá hồi vân, cá tầm, và cá chình trong bể xi măng” với quy mô 800 m3/năm (nuôi cá chình và cá hồi vân quy mô 50 m3 bể/mô hình, thời gian nuôi 12 tháng/chu kỳ nuôi; nuôi cá tầm quy mô 100 m3/mô hình, thời gian nuôi 24 tháng/chu kỳ nuôi) cho người dân và các chủ trang trại, doanh nghiệp khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ.
- Hướng dẫn tập huấn kỹ thuật, tổ chức thăm quan học tập, hội thảo đầu bờ để giúp bà con nông dân nắm vững được quy trình kỹ thuật nuôi cá hồi vân, cá hầm và cá chình: Thiết kế bể nuôi, chọn địa điểm nuôi phù hợp, thả giống, cho ăn chăm sóc, bảo vệ, quản lý môi trường bể nuôi, phòng và trị bệnh.
3. Tên dự án: Phát triển mô hình nuôi cá Đối mục (Mugil cephalus), cá Vược (Lates calcarifer) và cá Hồng mỹ (Sciaenops acellatus).
Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Quang Hạnh
Thời gian thực hiện: 2012-2013.
Mục tiêu dự án
Mục tiêu tổng quát:
Tận dụng diện tích ao nuôi tôm bỏ hoang, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải tạo môi trường sinh thái, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mục tiêu cụ thể
- Tạo mô hình phát triển sản xuất điểm hình từ đó nhân rộng diện tích nuôi cá biển tại các vùng bỏ hoang do nuôi tôm kém hiệu quả.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả vùng đất bỏ hoang, cải tạo môi trường vùng nuôi tôm bị dịch bệnh.
- Nâng cao trình độ và kỹ thuật nuôi và trang bị cho người dân kiến thức khoa học kỹ thuật phổ thông dễ thực hiện ở địa phương, chính sách, pháp luật về nuôi trồng thủy sản trong ao đầm nước mặn.
- Tạo nghề mới phát triển sản xuất, từ đó góp phần phát triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời khắc phục hậu quả do dịch bệnh tôm gây nên.
- Thông tin, tuyên truyền phổ biến những kiến thức, những điền hình sản xuất giỏi đến người dân những mô hình làm kinh tế giỏi, những kiến thức mới thông qua tờ tin, ấn phẩm, hội thảo, đài, báo, truyền hình để người dân học và làm theo.
Kết quả đạt được năm 2012:
- Địa bàn triển khai: 8 tỉnh :Thái Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bạc Liêu, Kiên Giang, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Nam Định.
- Quy mô: 8 ha.
- Số điểm trình diễn: 18
- Số người được tập huấn: 225
- Thông tin tuyên truyền: đã thực hiện 36 pano và 10 chuyên mục phát trên đài phát thanh.
4. Tên dự án: Xây dựng mô hình nuôi luân canh Tôm sú – Rong câu
Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Quang Hạnh
Thời gian thực hiện: 2013 – 2015
Mục tiêu dự án
Mục tiêu tổng quát:
hát triển mô hình nuôi luân canh Tôm sú – Rong câu để tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm, cải tạo môi trường sinh thái, tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mục tiêu cụ thể:
- Tạo mô hình phát triển sản xuất điểm hình từ đó nhân rộng diện tích nuôi luân canh tôm sú – rong câu, đặc biệt tại các vùng nuôi tôm kém hiệu quả, môi trường bị suy thoái.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả diện tích nuôi tôm, đồng thời góp phần cải thiện môi trường, giảm suy thoái môi trường nuôi tôm.
- Nâng cao trình độ và kỹ thuật nuôi và trang bị cho người dân kiến thức khoa học kỹ thuật phổ thông dễ thực hiện ở địa phương, chính sách, pháp luật về nuôi trồng thủy sản trong ao đầm nước mặn lợ và nuôi tôm nói riêng.
- Xây dựng 16 mô hình trình diễn, qui mô 2 ha/mô hình tại 8 tỉnh, năng suất tôm thấp nhất 1,5 tấn/ha và năng suất rong câu đạt ít nhất 2 tấn khô/ha.
- Đào tạo tập huấn: tổ chức cho 720 người.
- Thông tin tuyên truyền: Xây dựng và xuất bản 8.000 tờ gấp về kỹ thuật nuôi luân canh tôm sú – Rong câu.
- Xây dựng 1 đĩa hình về Hướng dẫn kỹ thuật nuôi luân canh Tôm sú – Rong câu.
5. Thông tin dự án: “Hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP”.
Thời gian thực hiện: năm 2015 - 2016
Địa điểm triển khai: Tại 07 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long là Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Cần Thơ
Chủ nhiệm dự án: ThS Đặng Xuân Trường
Mục tiêu dự án:
Mục tiêu tổng quát:
Phát triển bền vững vùng sản xuất cá Tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP phục vụ xuất khẩu.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được 20 mô hình áp dụng quy trình và đạt chứng nhận VietGAP trong nuôi cá tra thâm canh.
- Đào tạo tập huấn ngoài mô hình cho 90 nông ngư dân, chủ trang trại về kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra thương phẩm theo quy trình VietGAP.
- Thông tin tuyên truyền nhân rộng mô hình
+ Xây dựng pano giới thiệu mô hình tại các điểm trình diễn.
+ Bài viết đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Xây dựng 01 đĩa hình: Video clips tuyên truyền giới thiệu mô hình nuôi thâm canh cá tra đạt chứng nhận VietGAP phát sóng trên truyền hình (In sao và cấp phát cho các tỉnh tham gia dự án).
+ Tổng kết nhân rộng mô hình cho 600 người
Nội dung dự án:
- Nội dung 1: Hoạt động hỗ trợ tư vấn áp dụng và chứng nhận VietGAP
+ Tư vấn hướng dẫn thực hiện quá trình nuôi đảm bảo tiêu chuẩn VietGAP
+ Hướng dẫn lập hồ sơ, ghi chép trong quá trình nuôi
+ Tư vấn Hồ sơ đăng ký và chứng nhận VietGAP
+ Chứng nhận VietGAP.
Thực hiện cho 20 mô hình nuôi cá tra thâm canh tại các tỉnh cụ thể bảng sau: An Giang (4 mô hình), Cần Thơ (3 mô hình), Đồng Tháp (4 mô hình), Vĩnh Long (3 mô hình), Bến Tre (2 mô hình), Hậu Giang (2 mô hình), Sóc Trăng (2 mô hình)
- Nội dung 2: Đào tạo
Tại các tỉnh tham gia triển khai dự án sẽ tiến hành tổ chức 03 lớp tập huấn cho các hộ tham gia hoặc không tham gia trực tiếp vào xây dựng mô hình trình diễn để sau khi kết thúc lớp tập huấn các học viên có thể áp dụng kỹ thuật nuôi cá tra theo quy trình VietGAP tại hộ gia đình và tư vấn hỗ trợ cho các hộ nuôi xung quanh.
Địa điểm tổ chức tại các tỉnh, thành phố tham gia dự án.
- Nội dung 3: Thông tin tuyên truyền
+ Tại mỗi điểm trình diễn xây dựng các Pano, ap-phích… nhằm giới thiệu tới đông đảo người dân quanh vùng quan tâm đến mô hình trình diễn
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, tổng kết nhân rộng mô hình trình diễn.
+ Xây dựng 01 Video clips tuyên truyền giới thiệu các mô hình nuôi cá tra thâm canh đạt chứng nhận VietGAP phát sóng trên truyền hình (In sao và cấp phát cho các tỉnh tham gia dự án).
+ Đăng tin/bài viết trên báo Trung ương và địa phương.
Tác động và lợi ích mang lại của dự án:
Đối với đối tượng ứng dụng kết quả dự án
- Các cơ sở tham gia xây dựng mô hình trình diễn được hỗ trợ tư vấn, hỗ trợ đánh giá chứng nhận VietGAP, được tập huấn, đào tạo sau khi kết thúc dự án các cơ sở nuôi cá tra đều được chứng nhận VietGAP, chủ cơ sở/mô hình được nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng vào gia đình mình về kỹ thuật nuôi cá tra theo VietGAP qua đó nhân rộng cho các hộ xung quanh học tập làm theo.
- Người dân trong vùng: Nắm bắt được thông tin mới, được tập huấn miễn phí. Được tận mắt chứng kiến những kết quả do áp dụng nuôi theo VietGAP. Được tập huấn và tư vấn kỹ thuật khi muốn ứng dụng kết quả của dự án vào sản xuất cho hộ gia đình
- Tạo vùng sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Châu Mỹ…
- Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm. Giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào, giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc giảm tần suất bị kiểm tra.
Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
- Đối với kinh tế:
Hiệu quả kinh tế dự tính cho 1 ha/vụ :
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra, cung cấp nguyên liệu đạt chuẩn quốc tế phục vụ cho các nhà máy chế biến xuất khẩu.
+ Mô hình nuôi cá tra đạt chứng nhận VietGAP sẽ giảm chi phí sử dụng thuốc hóa chất nên giảm giá thành sản xuất, tiết kiệm được từ 10-15% giá thành sản xuất so với các mô hình nuôi không áp dụng VietGAP.
+ Mô hình nuôi được quản lý một cách khoa học, giảm các chi phí liên quan đến kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.
+ Mô hình nuôi cá tra được chứng nhận nuôi theo quy phạm VietGAP góp phần xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam, góp phần nâng cao giá trị và lợi thế cạnh tranh sản phẩm cá tra trên toàn thế giới.
- Đối với xã hội và môi trường:
+ Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, bảo vệ an toàn sức khỏe cho người lao động, thúc đẩy mô hình nuôi cá tra theo VietGAP mang tính bền vững cho nghề nuôi cá tra Việt Nam;
+ Người dân được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nuôi cá tra theo VietGAP thông qua công tác khuyến ngư;
+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, môi sinh; giảm phát thải khí nhà kính; bảo vệ sức khỏe cho người lao động và có trách nhiệm với xã hội do việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật; sản xuất các sản phẩm đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
+ Người tiêu dùng sẽ từng bước tiệp cận và được sử dụng những sản phẩm thủy sản có chất lượng và an toàn được chứng nhận VietGAP.