1. Tên Dự án: Cải tạo đàn trâu
Chủ nhiệm Dự án: Trần Thị Lê
Thời gian thực hiện: 2011 - 2013
Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát:
+ Góp phần tăng qui mô, cải tiến, nâng cao tầm vóc, năng xuất, chất lượng thịt, sức kéo trong chăn nuôi trâu.
+ Góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho người chăn nuôi.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Quy mô 680 con cái, 34 con đực/ năm (1 đực giống phụ trách 20 trâu cái)
+ Tỷ lệ trâu cái có chửa / tổng số trâu cái sinh sản ≥ 60%, khối lượng nghé sơ sinh ≥ 22 kg, trọng lượng trưởng thành đạt 300-400kg/con, 580 lượt nông dân/năm được tập huấn kỹ thuật, 120 lượt nông dân/năm được tham quan học tâp.
+ Hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi trâu tham gia dự án tăng trên 15%.
Địa điểm thực hiện:
Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Thanh hóa, Nghệ An.
Kết quả (đến 6/2013):
- Đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật với quy mô 1600 trâu cái và 80 trâu đực
- Tỷ lệ trâu cái có chửa lần 1 / tổng số trâu cái sinh sản đạt 68%, khối lượng nghé sơ sinh đạt trung bình 22 kg/con
- Đã tổ chức cho 1.570 lượt người tham gia tập huấn; 260 lượt người tham quan mô hình.
2. Tên Dự án: Phát triển kỹ thuật chăn nuôi và vỗ béo gia súc lớn
Chủ nhiệm Dự án: Trần Thị Lê
Thời gian thực hiện: 2011 - 2013
Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Giúp nông dân phát triển nghề chăn nuôi gia súc ăn cỏ lấy thịt theo hướng trang trại và sản xuất hàng hóa; Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt trong chăn nuôi gia súc lấy thịt, bảo vệ môi trường và tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng dự án với quy mô 2.080 con/năm
+ Tăng trọng bình quân / con / ngày: trâu, bò ≥ 700g.\
+ Hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi đàn gia súc lấy thịt tham gia dự án tăng trên 20% .
+ Tập huấn kỹ thuật cho 1.392 lượt nông dân tham gia DA/năm, tổ chức cho 160 lượt nông dân tham học tập.
Địa điểm thực hiện:
Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nghệ An, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Kết quả (đến 6/2013):
- Đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật với quy mô 5.620 con
- Tăng trọng bình quân đạt 730g/con/ngày
- Đã tổ chức cho 2.504 lượt người tham gia tập huấn; 320 lượt người tham quan mô hình.
3. Tên Dự án: Chăn nuôi bò cái sinh sản.
Chủ nhiệm Dự án: Hoàng Văn Định
Thời gian thực hiện: 2011 - 2013
Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Góp phần tăng qui mô, cải tiến, nâng cao tầm vóc, năng xuất, chất lượng đàn bò, tăng sản lượng thịt cung cấp cho tiêu dùng, tăng nguồn sức kéo phục vụ sản xuất nông nghiệp.
+ Góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người chăn nuôi.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Quy mô 174 con cái, 16 con đực
+ Tỷ lệ bò cái có chửa / tổng số bò phối giống ≥ 75%, khối lượng bê sơ sinh ≥ 20 kg, có 700 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật, 320 lượt nông dân được tham quan học tâp.
+ Hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi bò tham gia dự án tăng trên 15%.
Địa điểm thực hiện: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình
Kết quả (đến 6/2013):
- Đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật với quy mô 174 bò cái và 16 bò đực
- Tỷ lệ bò cái có chửa lần 1 / tổng số bò cái sinh sản đạt 90%, khối lượng bê sơ sinh đạt trung bình 20 kg/con
- Đã tổ chức cho 510 lượt người tham gia tập huấn; 200 lượt người tham quan mô hình.
4. Tên Dự án: Phòng trừ dịch bệnh tổng hợp cho vật nuôi
Chủ nhiệm Dự án: Hạ Thúy Hạnh
Thời gian thực hiện: 2011 - 2013
Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát:
Giúp người chăn nuôi nâng cao nhận thức trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng mô hình với quy mô 24.000 con/năm (gia cầm) ; giảm tỷ lệ đàn gia cầm mắc bệnh, tiến tới chủ động khồng chế dịch bệnh trong chăn nuôi, giảm tỷ lệ hao hụt số lượng vật nuôi đến xuất chuồng, nâng cao năng suất chất lượng săn phẩm chăn nuôi, tăng hiệu quả chăn nuôi.
+ Khoảng 300 lượt nông dân/ năm được tập huấn kỹ thuật và 60 lượt nông dân/ năm được tham quan học tập.
+ Xây dựng nội dung thông tin tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người chăn nuôi trong phòng trừ dịch bệnh tổng hợp.
+ 100% số hộ tham gia mô hình áp dụng phòng trử dịch bệnh gia cầm.
+ 90% số hộ tham gia có ghi chép Nhật ký chăn nuôi.
+ Tỷ lệ nuôi sống lúc 10 tuần tuổi > 95%.
+ Khối lượng cơ thể gà xuất chuồng lúc 10 tuần tuổi >2,0 kg/con.
+ Tiêu tốn thức ăn/1 kg khối lượng cơ thể < 2,6 kg TA.
+ 75% số người đào tạo có thể áp dụng quy trình phòng trừ dịch bệnh.
Địa điểm thực hiện: An Giang, TT Huế, Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội
Kết quả (đến 6/2013):
- Đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật với quy mô 72.000 gia cầm
- Tỷ lệ nuôi sống lúc 10 tuần tuổi đạt 95,5%. Khối lượng cơ thể gà xuất chuồng lúc 10 tuần tuổi đạt 2,1 kg/con. Tiêu tốn thức ăn/1 kg khối lượng cơ thể < 2,6 kg TA.
- Đã tổ chức cho 780 lượt người tham gia tập huấn; 120 lượt người tham quan mô hình.
5. Tên Dự án: Chăn nuôi trâu sinh sản quy mô nông hộ
Chủ nhiệm Dự án: Hoàng Văn Định
Thời gian thực hiện: 2013 - 2015
Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao tỷ lệ sinh sản của đàn trâu cái, rút ngắn khoảng cách lứa đẻ của trâu; Nâng cao khối lượng nghé sơ sinh, khối lượng trâu ở các lứa tuổi, phục hồi chất lượng đàn trâu; tăng hiệu quả chăn nuôi trâu sinh sản của các hộ tham gia mô hình lên 10-15%.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng dự án với quy mô 302 trâu cái và 24 trâu đực trong 03 năm.
+ 326 người tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật.
+ 1.440 lượt nông dân ngoài mô hình được tập huấn kỹ thuật
+ 1.440 lượt nông dân được tham quan học tập.
+ Khối lượng nghé sơ sinh ≥ 22kg/con, TL nghé nuôi sống đến 6 tháng tuổi ≥ 90%
Địa điểm thực hiện: Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Kết quả (đến 6/2013):
- Đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật với quy mô 06 trâu đực, 54 trâu cái
- Đã tổ chức cho 180 lượt người tham gia tập huấn;
6. Tên Dự án: Chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGaHP
Chủ nhiệm Dự án: Lê Minh Lịnh
Thời gian thực hiện: 2011-2013
Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Thông qua dự án giúp nông dân và cán bộ khuyến nông cơ sỏ nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP.
+ Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt trong chăn nuôi lợn, phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững; đẩy nhanh tốc độ phát triển chăn nuôi lợn theo hướng tập trung, tăng quy mô, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân một cách bền vững.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Chuyển dịch mạnh phương thức chăn nuôi nhỏ, phân tán trong nông hộ sang phương thức chăn nuôi tập trung, bán công nghiệp với: Quy mô 2.400 con lợn/năm;
+100% số hộ tham gia chương trình thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi dưỡng, quản lý đàn lợn hướng nạc.
+Khả năng tăng khôi lượng: lợn lai ≥ 600g/con/ngày, lợn ngoại ≥ 700g/con/ngày; tiêu tốn thức ăn / kg tăng KLCT: lợn lai ≤ 3,0kg, lợn ngoại ≤ 2,8kg
+ 600 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật,
+300 lượt nông dân/năm được thăm quan học tập.
Địa điểm thực hiện: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Sóc trăng, Lạng Sơn, Điện Biên, Phú Thọ
Kết quả ((đến 6/2013):
- Đã thực hiện chuyển giao kỹ thuật với quy mô 5.387 con lợn thương phẩm cho các hộ chăn nuôi
- Tỷ lệ nuôi sống sau 3 tháng nuôi đạt 99,44%. Khối lượng xuất chuồng sau 3 tháng nuôi đạt 86,15 kg/con. Tiêu tốn thức ăn/1 kg khối lượng cơ thể 2,74 kg.
- Đã tổ chức cho 1.869 lượt người tham gia tập huấn; 1.065 lượt người tham quan mô hình.
7. Tên Dự án: Xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm quy mô xã
Chủ nhiệm dự án: Hạ Thúy Hạnh
Thời gian triển khai: 2012 -2014
Địa điểm triển khai: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế.
Mục tiêu tổng quát
+ Xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm quy mô xã.
+ Xây dựng mô hình mạng lưới về dịch vụ thú y cộng đồng để phòng chống dịch bệnh tổng hợp cho gia súc, gia cầm.
+ Trang bị kiến thức cho nông dân trong phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe vật nuôi.
Mục tiêu cụ thể
Xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm quy mô xã tại 14 điểm trình diễn/7 mô hình/năm; quy mô 2800 hộ/năm, với tổng số gia súc, gia cầm 199.000 con/ năm; thành lập 14 tủ thuốc thú y cộng đồng; đào tạo kiến thức cho 1120 người/năm. Tổ chức tham quan cho 280 người/năm; xây dựng tài liệu hướng dẫn biện pháp phòng trừ tổng hợp quy mô xã; tất cả các xã tham gia biết chủ động phòng chống dịch bệnh đối với dịch cúm gia cầm, tai xanh, LMLM; xây dựng chương trình thông tin tuyên truyền và hỗ trợ truyền thông cấp xã.
Kết quả năm 2013
Để giúp các địa phương tăng cường kiểm soát dịch bệnh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, Trung Tâm khuyến nông Quốc gia tiếp tục phối hợp với các địa phương triển khai dự án “Xây dựng mô hình phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm quy mô xã”. Dự án đã hỗ trợ công tác quản lý dịch bệnh ở cấp xã thông qua mạng lưới thú y cộng đồng, giúp cho người chăn nuôi và nhân dân nắm bắt được những kỹ thuật cơ bản và thay đổi nhận thức trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; đồng thời hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học, hiệu quả và bền vững.
Dự án tiếp tục triển khai tại 7 tỉnh, gồm 4 tỉnh đồng bằng là Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Hải Dương và 3 tỉnh miền núi là Vĩnh Phúc, Thanh Hóa và Thừa Thiên Huế. Đã xây dựng 14 mạng lưới thú y tại các xã là điểm trình diễn, mạng lưới thú y đã giúp hệ thống thú y địa phương tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Các mạng lưới thú y đã hoạt động tốt, các tủ thuốc thú y được duy trì và phát huy hiệu quả trong phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi tại các xã.
Đã tổ chức tập huấn cho người tham gia mô hình, tổng số 28 lớp cho trên 840 lượt người, sau hai đợt tập huấn, bà con nông dân đã cơ bản nắm bắt được những kỹ thuật chủ yếu để phòng trị bệnh cho vật nuôi, và điều quan trọng là họ chủ động phòng bệnh cho vật nuôi của gia đình cũng như ý thức giữ vệ sinh chung cho xã hội. 2.800 hộ chăn nuôi đã được hỗ trợ thuốc sát trùng, vôi bột, thuốc kháng sinh, thuốc ký sinh trùng và vacxin cho tổng số 199.000 con gia súc, gia cầm; các điểm trình diễn được hỗ trợ tủ bảo quản thuốc thú y và một lượng thuốc dự phòng để điều trị khi vật nuôi mắc bệnh, tổng số 14 tủ thuốc.
Đã tổ chức cho 280 nông dân đi tham quan các mô hình tiêu biểu, để quảng bá kết quả của dự án.
Công tác đào tạo tập huấn ngoài mô hình đã tổ chức 14 lớp cho 280 người trong 5 ngày, đã được nâng cao trình độ về công tác phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm và đặc biệt là nâng cao ý thức cộng đồng về chăn nuôi an toàn sinh học và vai trò của người chăn nuôi với sức khỏe cộng đồng. Qua dự án, nhiều người dân đã bước đầu làm quen và vận dụng các kỹ thuật tiên tiến, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn an toàn sinh học trong nông hộ, thực hiện tốt công tác phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, hạn chế dịch bệnh xảy ra, vật nuôi cho năng năng suất cao và chất lượng sản phẩm chăn nuôi ngày càng đảm bảo.
8. Tên Dự án: Chăn nuôi dê, cừu sinh sản
Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Thị Liên Hương
Thời gian triển khai: 2012 -2014
Địa điểm triển khai: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bắc Giang và Nghệ An.
Mục tiêu tổng quát
Giúp nông dân phát triển nghề chăn nuôi dê, cừu quy mô gia trại, trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người chăn nuôi.
Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mô hình chăn nuôi dê, cừu sinh sản tại 16 điểm trình diễn/8 mô hình; với 120 hộ tham gia dự án, với tổng số 70 con cừu cái, 2 con cừu đực; 540 con dê cái và 14 con dê đực.
- Đào tạo kiến thức cho 120 hộ tham mô hình và 448 hộ ngoài mô hình.
- Tổ chức tham quan mô hình cho 480 người
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi dê, cừu sinh sản.
Kết quả năm 2013
Trong những năm gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng với thực phẩm cao cấp ngày càng tăng, do đó việc phát triển các vật nuôi cung cấp sản phẩm thịt, sữa chất lượng cao, ngon được nhiều người ưa chuộng là rất cần thiết. Đồng thời, vốn đầu tư chăn nuôi dê, cừu thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh, rất phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình ở nước ta; việc sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có và lao động dồi dào ở các địa phương, bảo đảm tăng hiệu quả kinh tế và góp phần phát triển nông nghiệp – nông thôn các vùng trung du, miền núi.
Năm 2013 là năm thứ 2 triển khai dự án Chăn nuôi dê, cừu sinh sản, các đơn vị thực hiện đã có kinh nghiệm trong công tác triển khai dự án nên tương đối thuận lợi. Tổng đàn dê, cừu dự án hỗ trợ cho 8 mô hình là 626 con, số dê bị ốm chết hoặc tai nạn chết là 14 con, chiếm 2,23%. Hầu hết các đơn vị nhập giống sớm (tháng 5, 6) nên đàn dê, cừu đến cuối năm đã trưởng thành, tỷ lệ có chửa đạt 100%; số dê, cừu đã đẻ là 95 con (chiếm 16%), số dê, cừu con mới sinh là 118 con, khối lượng sơ sinh trung bình của cừu là 2,6 kg/con; của dê là 1,84 kg/con. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt yêu cầu của dự án. Bên cạnh việc xây dựng mô hình, các hoạt động đào tạo huấn luyện được quan tâm, tổng số 16 lớp cho 448 người, sau khóa tập huấn, 76,5% học viên đạt khá giỏi, còn lại là đạt yêu cầu.
Ngay từ khi triển khai các nội dung dự án, công tác thông tin tuyên truyền đã luôn được quan tâm, đã có 120 pano, khẩu hiệu, băng rôn, 5.600 tờ rơi và 32 tin bài tuyên truyền trên đài phát thanh của xã về chăn nuôi dê, cừu sinh sản. Tổ chức tham quan hội thảo về mô hình cho 480 người.
Chủ nhiệm dự án và các đoàn cán bộ của TTKNQG, Bộ NN&PTNT đã tổ chức đi hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai dự án tại các địa phương.
Dự án Chăn nuôi dê, cừu sinh sản là điều kiện thuận lợi và hướng đi đúng đắn nhằm áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi và đã nâng cao nhận thức của người chăn nuôi và cộng đồng. Dự án đã thực hiện đầy đủ các nội dung và hiệu quả theo yêu cầu dự án được phê duyệt. Đàn dê, cừu hiện nay phát triển tốt, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tại một số tỉnh đã cao hơn yêu cầu của dự án.
Dự án đã từng bước định hướng chăn nuôi mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, tạo ra lượng hàng hóa có giá trị cho xã hội. Góp phần tăng trưởng kinh tế cho các địa phương, đem lại nguồn thu cho các hộ nông dân vốn còn gặp nhiều khó khăn.
8. Tên Dự án: Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học
Chủ nhiệm dự án: Nguyễn Văn Bắc
Thời gian triển khai: 2011 -2013
Địa điểm triển khai: Hải Dương, Hưng yên, Bắc Ninh, Hà Nội và Hải Phòng, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cà mau, Bạc Liêu, Trà Vinh.
Mục tiêu tổng quát
- Góp phần nâng cao nhận thức, trình độ kỹ thuật của người chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện vệ sinh thú y và phòng chống bệnh cúm H5N1 thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật và tổ chức tham quan những mô hình chăn nuôi vịt hiệu quả, an toàn dịch bệnh.
- Góp phần tăng thu nhập cho nông dân, hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi vịt trong dự án tăng nhờ áp dụng những TBKT mới và đảm bảo an toàn dịch bệnh
Mục tiêu cụ thể
- Qui mô thực hiện của dự án 71.910 con vịt /năm bao gồm 3 loại vịt là vịt thịt (giống vịt siêu thịt và vịt lai) , vịt đẻ hướng trứng (vịt Triết giang, vịt tàu…) , vịt đẻ hướng thịt ( vịt bố mẹ SM2, SM3)
- Hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi tham gia dự án : tăng hơn 15-20% so với hộ ngoài dự án
- Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH) cho 660 lượt nông dân
- Tham quan học tập cho 1560 lượt nông dân
- Đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu
Kết quả năm 2013
Dự án cơ bản đã đạt các mục tiêu đề ra, cụ thể là: Thực hiện mô hình 71.910 con giống , đạt 100% mục tiêu với 221 hộ tham gia.
Đã đào tạo về chăn nuôi vịt an toàn sinh học cho 659 người/660 người = 99,7 % so với kế hoạch;
Công tác tuyên truyền, tham quan nhân rộng mô hình cho 1401/1560 nông dân (đạt 88,9% kế hoạch).
Hiệu quả dự án cao hơn 15% so với sản xuất đại trà.
- Dự án đã mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Dự án có tính nhân rộng cao được thể hiện rõ nét từ những hộ thực hiện dự án, từ việc hình thành nhóm, tổ chăn nuôi vịt ATSH sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương.
- Dự án được quản lý chặt chẽ, tổ chức thực hiện tốt trong tất cả các hoạt động của dự án như việc tổ chức xây dựng mô hình, đào tạo và tuyên truyền nhân rộng mô hình