Trên đất liền từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11.

 

Để chủ động bảo vệ sản xuất lúa vụ Mùa 2024 sau siêu bão Yagi và giảm thiểu thiệt hại đến năng suất lúa do sinh vật gây hại gây ra, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phía Bắc chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện một số nội dung sau:

 

1. Cử cán bộ chuyên trách về bảo vệ thực vật phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương kiểm tra đồng ruộng ngay sau bão, hướng dẫn nông dân phòng chống một số sinh vật gây hại chính trên các diện tích lúa giai đoạn làm đòng – đỏ đuôi như sau:

 

- Phòng chống bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn trên các diện tích gieo cấy giống nhiễm nặng bằng các thuốc BVTV đặc hiệu.

 

- Đối với diện tích lúa bị đổ ngã: Kiểm tra mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng, theo dõi chặt chẽ diễn biến phát sinh của rầy để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời nơi có mật độ cao.

 

- Đối với sâu đục thân 2 chấm: Theo dõi chặt chẽ mật độ ổ trứng trên lúa giai đoạn đòng già - trỗ, nhất là trà lúa trỗ trung tuần tháng 9 để chủ động trong công tác chỉ đạo phòng chống.

 

2. Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền về tình hình sinh vật gây hại cây trồng và phương án phòng chống.

 

Cục Bảo vệ thực vật đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố phía Bắc tổ chức chỉ đạo thực hiện ngay sau bão để bảo vệ sản xuất an toàn./.

 

Xem công văn trong file đính kèm