Tuy nhiên, tình hình bệnh khảm lá sắn ngày càng lan rộng và gây hại nặng đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng củ, tăng chi phí phòng trừ bệnh dẫn đến khó khăn cho ngành trồng sắn Đồng Nai nói riêng, cả nước nói chung.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp PTNT, Cục Bảo vệ thực vật và UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc tổ chức hội thảo “Giới thiệu một số giống sắn kháng bệnh khảm lá sắn đạt năng suất cao và hướng dẫn quy trình sản xuất” tại huyện Trảng Bom.

Tham dự hội thảo có sự hiện diện của hơn 140 đại biểu và khách mời. Chủ trì hội thảo là ông Nguyễn Chí Hiền - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Đồng Nai. Nội dung hội thảo nhằm đánh giá tình hình sản xuất sắn, bệnh khảm lá sắn cũng như công tác phòng chống bệnh trong những năm qua tại Đồng Nai; giới thiệu đặc điểm một số giống sắn kháng bệnh khảm lá đạt năng suất cao và hướng dẫn quy trình sản xuất giống sắn HN1 để nhân nhanh nguồn nguyên liệu giống đáp ứng việc sản xuất sắn tại tỉnh nhà.

Tại hội thảo, đại biểu và khách mời đã tham quan các giống sắn kháng bệnh khảm lá đang được trồng khảo nghiệm và sản xuất tại khu thực nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc như: HN1, HN3, HN5, HN36, HN80 và HN97. Bên cạnh các giống sắn kháng bệnh này thì cũng có các giống nhiễm bệnh khảm lá đang trồng phổ biến tại Đồng Nai như: HL-S11, KM 140 để đại biểu và khách mời đến tham dự hội thảo có được cái nhìn thực tế cũng như đánh giá được tính kháng bệnh của giống.

leftcenterrightdel
 Các đại biểu tham quan khu thực nghiệm canh tác sắn của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc

Bài tham luận của Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc giới thiệu về đặc điểm của các giống sắn kháng bệnh khảm lá như: HN1, HN3, HN5, HN36, HN80 và HN97; hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc giống sắn HN1. Bài tham luận của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện mô hình sản xuất giống sắn HN1 tại địa phương, giống có khả năng kháng bệnh khảm lá, cho năng suất và chất lượng củ cao, phù hợp với điều kiện sinh thái và canh tác của Đồng Nai nên đã thu hút sự chú ý của đại biểu và khách mời cũng như các ý kiến thảo luận sôi nổi giúp hội thảo thành công tốt đẹp. Thông qua buổi hội thảo, Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi Đồng Nai cũng đã tuyên truyền về tác hại của bệnh khảm lá sắn cũng như phương pháp phòng chống đạt hiệu quả cao, đồng thời khuyến cáo người dân sử dụng các giống kháng bệnh để sản xuất.

Hội thảo lần này là dịp để các nhà: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà nông trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi, thảo luận về việc phòng chống bệnh khảm lá sắn cũng như các giải pháp, định hướng trong việc triển khai đưa các giống sắn kháng bệnh khảm vào sản xuất, thực hiện mục tiêu sớm ngăn chặn bệnh khảm lá, nâng cao giá trị của cây sắn, hướng đến sản xuất sắn bền vững.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Chí Hiền – Giám đốc Trung tâm DVNN tỉnh cho biết: Cây sắn là một trong những cây trồng chủ lực của Đồng Nai, diện tích trồng sắn của tỉnh trên 12 nghìn ha, cao nhất nhì về diện tích cây trồng hàng năm. Diện tích nhiễm bệnh khảm lá sắn năm 2022 hơn 6000 ha, chiếm 49% diện tích trồng sắn toàn tỉnh. Thay mặt lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, ông đề nghị đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh khảm lá sắn trong thời gian tới, tiếp tục duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh khảm lá sắn các cấp để thống nhất công tác chỉ đạo và triển khai thực hiện. Đề nghị các đơn vị chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy nhanh tiến trình nghiên cứu, sản xuất giống sắn kháng bệnh khảm lá nhằm sớm cung cấp đủ nguồn giống kháng và sạch bệnh khảm lá sắn, giúp nông dân yên tâm sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

leftcenterrightdel

Ông Nguyễn Chí Hiền – GĐ Trung tâm DVNN tỉnh Đồng Nai phát biểu tại hội thảo 

Lê Thị Hồng

Trung tâm DVNN Đồng Nai