Tham dự và chỉ đạo tại hội nghị có các đồng chí: Hoàng Hải Minh - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia; Nguyễn Đình Đức - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế; Trần Thanh Đức - Hiệu trưởng trường Đại học Nông lâm Huế và gần 200 đại biểu đại diện cho các sở, ban, ngành địa phương, các nguyên lãnh đạo và viên chức, người lao động Trung tâm Khuyến nông qua các thời kỳ…
Trong 30 năm qua, hệ thống khuyến nông Thừa Thiên Huế đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhờ áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi mà nông dân đã có được năng suất nuôi trồng hơn, nhiều loại nông sản hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Các mô hình trình diễn khuyến nông, tập huấn kỹ thuật và đào tạo nghề nông nghiệp đã cung cấp cho nông dân kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng các phương pháp nuôi trồng mới đem lại thu nhập cao hơn. Các hoạt động khuyến nông ngày càng phong phú đa dạng, đa lĩnh vực và đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần thành công trong công cuộc đổi mới nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và Nhà nước.
Hoạt động Khuyến nông đã bám sát định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh để xây dựng thành công nhiều mô hình cho nông dân, góp phần tăng nhanh sản lượng, chất lượng nông, lâm, ngư nghiệp trên toàn tỉnh. Nhờ áp dụng các kỹ thuật và công nghệ mới, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi mà nông dân đã có được năng suất nuôi trồng cao hơn, nhiều loại nông sản hơn, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trong 30 năm qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần cùng toàn ngành nông nghiệp đạt đươc một số kết quả nổi bật đáng ghi nhận đó là:
Thông qua hoạt động khuyến nông đã chuyển giao ứng dụng rộng rãi nhiều mô hình về sản xuất lúa. Kết quả đã có 14.200 ha sản xuất giống lúa có chất lượng được đưa vào gieo cấy, chiếm hơn 50% tổng diện tích lúa, tỷ lệ gieo cấy giống lúa xác nhận đạt 94%. Diện tích lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn khoảng 5000 ha.
Đã nhân rộng các mô hình cơ giới hóa trong sản xuất, đến nay toàn tỉnh có trên 3.500 cái máy làm đất, gần 1.200 cái máy thu hoạch. Riêng máy cuộn rơm sau 3 năm trên khai, đến này đã có 76 máy cuộn rơm hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh với số lương thu được gần 930.000 cuộn, thu nhập tăng thêm khoảng 5.000.000 đồng/ha.
Đối với hoạt động thụ tinh nhân tạo bò, số lượng bò cái được thụ tinh nhân tạo giai đoạn 2016-2020 (5 năm) gần 16.000 con (trung bình 3.200 con/năm). Từ năm 2021 đến nay, có khoảng 4000- 5000 con/năm, chiếm 30% số lượng bò cái mang thai. Đã hỗ trợ mở rộng xây dựng 5.000 công trình biogas cho các hộ chăn nuôi.
Về thủy sản, đã xây dựng và chuyển giao thành công nhiều mô hình, trong đó mô hình nuôi xen ghép đã được người dân áp dụng và nhân rộng trên 90% diện tích nuôi nước lợ.
Ngoài ra, nhiều mô hình lần đầu tiên được Trung tâm Khuyến nông đưa vào thử nghiệm được đánh giá cao như: mô hình ứng dụng máy sạ cụm trong gieo cấy lúa, mô hình nuôi cá tầm; mô hình chế biến rơm cuộn làm thức ăn cho bò; mô hình máy dò ngang trên tàu khai thác hải sản xa bờ; hầm bảo quản bằng công nghệ CPF,...
Để đạt được những thành tựu đó, hệ thống Khuyến nông Thừa Thiên Huế luôn được sự quan tâm của chính quyền các cấp và ban ngành liên quan, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về khuyến nông được ban hành kịp thời để đưa các hoạt động khuyến nông phù hợp với xu hướng phát triển chung và của địa phương. Đặc biệt, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch chương trình khuyến nông theo giai đoạn, trên cơ sở đó để triển khai các nội dung hoạt động khuyến nông hàng năm.
Thời gian tới, ngành khuyến nông Thừa Thiên Huế tiếp tục phát triển, mở rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, phấn đấu 100% xã nông thôn mới có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả, bền vững. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách về khuyến nông, đặc biệt là bộ tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công về khuyến nông và chính sách xã hội hóa khuyến nông nhằm thu hút các bên tham gia hoạt động khuyến nông; Phối hợp giữa khuyến nông nhà nước với khuyến nông doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn lực tham gia hoạt động khuyến nông. Phát triển khuyến nông điện tử, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin khuyến nông phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động khuyến nông và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất. Quan tâm đời sống vật chất và tinh thần cán bộ khuyến nông, hỗ trợ các cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông công tác lâu dài, gắn bó với nghề. Tăng cường kết nối hệ thống khuyến nông theo phương châm “ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông”.
Nhằm biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến nông, tại hội nghị đã công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc tặng Bằng khen cho 2 tập thể và 2 cá nhân; Quyết định của Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về việc tặng Giấy khen cho 3 tập thể và 10 cá nhân; Quyết định của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế về việc tặng Giấy khen cho 5 tập thể, 10 cá nhân./.
|
|
Ông Hoàng Hải Minh – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động KN tỉnh |
|
|
Ông Lê Quốc Thanh - GĐ TTKNQG tặng hoa chúc mừng hội nghị |
|
|
Ông Nguyễn Đình Đức, GĐ Sở NN và PTNT tỉnh phát biểu khai mạc hội nghị |
|
|
Ông Lê Quốc Thanh - GĐ TTKNQG trao tặng Giấy khen cho 3 tập thể và 10 cá nhân |
Nguyễn Bình
Trung tâm Khuyến nông Thừa Thiên Huế