Công tác chuyển đổi số đã không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành cầu nối trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, luôn là người “bạn đồng hành” cùng nông dân trên con đường làm giàu chính đáng.

Tuy mới ở giai đoạn đầu triển khai thực hiện song chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở hoạt động khuyến nông đã gặt hái được những kết quả bước đầu quan trọng, từng bước thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho nông dân.

Xác định thực hiện chuyển đổi số là xu thế tất yếu mà ngành nông nghiệp cần phải làm ngay, Thời gian qua đội ngũ cán bộ khuyến nông Quảng Trị đã tận dụng tốt các hạ tầng kỹ thuật số, mạng xã hội để cung cấp thông tin kịp thời, triển khai các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Mỗi cán bộ khuyến nông đã chủ động nắm bắt công nghệ, đổi mới cách làm phù hợp với tình hình để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho bước chuyển mình của ngành nông nghiệp.

Trong quá trình triển khai việc ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp còn mới, nhận thức của người nông dân còn hạn chế, chưa thấy được vai trò, tầm quan trọng của việc ứng dụng chuyển đổi số. Cơ sở hạ tầng cho phát triển, ứng dụng các công nghệ mới chưa đồng bộ, do vậy thời gian qua trung tâm khuyến nông đã tích cực tham gia các diễn đàn, toạ đàm với chủ đề giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp. Tại các hội thảo, tiếp thu nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông. 

Lực lượng khuyến nông Quảng Trị đã từng bước ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ vào công tác đào tạo huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình, chương trình dự án..., góp phần làm thay đổi tập quán canh tác của bà con nông dân trên địa bàn; xây dựng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất. Thời gian qua hoạt động khuyến nông đã có nhiều mô hình ứng dụng chuyển đổi số thành công, như: mô hình sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy và phun thuốc BVTV, chế phẩm, phân bón lá bằng máy bay không người lái; mô hình trồng tiêu, cà phê, cam, bưởi da xanh ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tích hợp hệ thống châm phân tự động; mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (biofloc)… Qua đó đã tạo ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng, có giá trị kinh tế cao. Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao áp dụng công nghệ số, sử dụng máy bay không người lái phun phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho các cây trồng là bước tiến mới trong hành trình đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật tới gần với người dân. Các mô hình được triển khai thành công không chỉ hỗ trợ người sản xuất hạn chế rủi ro, quản lý tốt sâu bệnh hại, tiết kiệm chi phí giúp nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số của ngành nông nghiệp.

leftcenterrightdel
Dần đưa máy bay không người lái vào sản xuất 

Để tiến tới một ngành nông nghiệp chuyển dịch từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, ngành nông nghiệp đang chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang hiện đại bằng ứng dụng internet để thu thập và xử lý các dữ liệu. Đặc biệt, trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nếu áp dụng chuyển đổi số, người nông dân sẽ được số hóa thông tin sản phẩm của mình và sẽ đảm bảo được độ tin cậy của sản phẩm trên thị trường. Các mô hình của khuyến nông triển khai như mô hình chuyển đổi sản xuất trên chân đất trồng lúa không chủ động nước tưới, năng suất thấp bằng mô hình sản xuất dưa hấu sử dụng bạt phủ nilon đảm bảo vệ sinh ATTP. Mô hình tạo ra sản phẩm dưa hấu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng bằng cách kiển tra tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nên được thị trường ưa chuộng, tiêu thụ dể dàng; Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ trên nền đệm lót sinh học có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đưa ra thị trường sản phẩm an toàn chất lượng phục vụ người tiêu dùng. Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ nông dân máy hút chân không, dán nhãn mác, Logo, tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối với các doanh nghiệp, các cửa hàng nông sản để tiêu thụ. Người tiêu dùng đã dể dàng kiểm tra thông tin về sản phẩm thông qua quét mã QR trên điện thoại thông minh. Các mô hình được dán tem truy suất nguồn gốc góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong hoạt động tiêu thụ nông sản. Cán bộ khuyến nông đã giúp nông dân"số hóa" thông tin sản phẩm của mình một cách đầy đủ, rõ ràng. Chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh quét mã QR code, người tiêu dùng có thể dễ dàng tra cứu toàn bộ thông tin của sản phẩm từ cơ sở sản xuất, quá trình sản xuất, chăm sóc, ngày thu hoạch, sơ chế. 

Ngoài ra trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng nhiều nhóm zalo, facebook theo lĩnh vực, nhiệm vụ như các nhóm: “Lãnh đạo, phòng khuyến nông”, “các đơn vị thuộc khuyến nông”, “nhóm chỉ đạo mô hình khuyến nông”, “chia sẻ yêu thương - kết nối nông sản”… nhằm kết nối, trao đổi nhanh nhất giữa các thành viên trong nhóm, gửi nội dung, hình ảnh, video clip làm cơ sở phân tích và xử lý công việc kịp thời. Đặc biệt, tại trang “chia sẻ yêu thương - kết nối nông sản” thời gian qua đã giúp nông dân kết nối tiêu thụ nhiều sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng.

leftcenterrightdel
 Nông dân tiếp nhận kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông thông qua điện thoại hướng dẫn

Những hoạt động trong thời gian qua của Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã thể hiện tính chủ động, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ trong xu thế chuyển đổi số với ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh. Với những kết quả đạt được, thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân thực hiện chuyển đổi số trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, nông sản an toàn, nông sản hữu cơ, nông sản sạch giúp nông dân đưa giá trị sản phẩm nông nghiệp của Quảng Trị đến tận tay người tiêu dùng trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển nhanh và bền vững hơn./.

Việt Toàn – Hoàng Hương

Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị