I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
(Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia)
1. Báo Nông thôn ngày nay đăng các bài:
- Thông tin “bẩn” bức hại nhà nông: Chỉ trong vòng mấy ngày qua, nông dân nhiều vùng miền đã điêu đứng trước thông tin được một số tờ báo đăng tải và được lan truyền trên mạng xã hội rằng “ăn cá rô phi bị hen suyễn, tim mạch”, “nhãn lồng vỏ sáng bóng vì tẩy bằng lưu huỳnh”, “sầu riêng ngâm hóa chất”… Câu hỏi đặt ra là: Phải làm gì để bảo vệ nông dân sản xuất chân chính và để người tiêu dùng yên tâm sử dụng các nông sản.
+ Bác bỏ thông tin “nhãn tắm lưu huỳnh” - Tác giả Việt Phương. Mới đây, một tờ báo mạng có tiếng đã đăng bài “Sự thật loại nhãn khổng lồ, vỏ vàng bóng…” nêu nghi vấn về việc người trồng nhãn ở Hưng Yên dùng lưu huỳnh (SO2) để “xông hơi” cho nhãn. Ngay sau thông tin này, Hội Nông dân huyện Khoái Châu (Hưng Yên) đã có công văn bác thông tin này. Để làm rõ thực hư câu chuyện này, PV Dân Việt đã về vùng trồng nhãn lồng nổi tiếng ở xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu để tìm hiểu sự thật. Ông Nguyễn Văn Thế - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hàm Tử, cũng là hộ dân đầu tiên áp dụng quy trình trồng nhãn VietGAP cho biết, loại nhãn được nhắc tới trong bài báo là nhãn Miền Thiết (hay còn gọi tắt là nhãn Miền), đặc điểm của loại nhãn này là quả to (quả to có thể to như quả vải), vỏ vàng óng, ít sần, trơn bóng, vị ngọt nhẹ, thoạt nhìn trông có vẻ rất khác các loại nhãn khác.
+ Hành vi cố tình bôi nhọ nông sản Việt - Tác giả San Nguyễn. Trao đổi với NTNN, ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) khẳng định, những thông tin thất thiệt, thiếu căn cứ khoa học và thực tế về nông sản những ngày qua đang trực tiếp bôi nhọ, làm xấu hình ảnh về nông sản Việt trong con mắt người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Theo ông Trung, chúng ta phải thực hiện rất nhiều thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài có thể từ 5 - 10 năm, thậm chí 12 năm mới có được loại nông sản, đặc biệt là trái cây được nhập vào các thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu, Nhật… Cánh cửa xuất khẩu vừa khơi thông cho người nông dân có thể sẽ bị đóng lại một cách oan uổng khi bị chính thông tin của báo chí nước nhà đưa ra thiếu căn cứ.
+ Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội nông nghiệp, phát triển nông thôn Việt Nam: Làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm - Tác giả Lê San (ghi)
+ Sổ tay: “Sao họ siết cổ chúng tôi?” - Tác giả Ngọc Thọ
+ Tin rởm gây hậu quả thật - Tác giả Hải Hà (tổng hợp)
2. Báo Tiền phong thứ 7 đăng các bài:
- Giải bài toán gạo thừa, ngô thiếu - Tác giả Trần Hoàng. Nghịch lý thừa gạo, thiếu ngô để sản xuất thức ăn chăn nuôi đang diễn ra ở Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, Chính phủ đã có Quyết định 915 bắt đầu từ vụ hè thu năm 2016, cho phép tất cả các vùng trên địa bàn của cả nước được chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô được hỗ trợ với mức là 3 triệu đồng/ha. Các địa phương phải quy hoạch vùng chuyển đổi thì mới được hỗ trợ từ Chính phủ. Trong quy hoạch đó, phải chỉ ra những vùng, diện tích trồng lúa kém hiệu quả, bấp bênh, Chính phủ sẽ hỗ trợ những vùng đó. Mặt bằng chung, năng suất ngô Việt Nam ở mức rất thấp, chỉ khoảng 4,8 tấn/ha, so với năng suất tại Mỹ khoảng 10 - 12 tấn/ha. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) cho biết, để giúp chuyển đổi ngô bền vững, thành công cần áp dụng các giải pháp về giống. Hiện nay đã có nhiều giống ngô lai, biến đổi gen đạt được năng suất cao đã được ứng dụng thành công ở Việt Nam đến từ các doanh nghiệp nước ngoài như Dekalb, Syngenta… Các giống ngô nhập ngoại thế hệ mới có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, phù hợp các vùng chịu áp lực về sâu bệnh, cỏ dại và thiếu nước. Thực tế, năng suất tại các mô hình chuyển đổi ngô từ các giống ngô lai, ngô chuyển gen được Bộ NN&PTNT cấp phép đều mang lại năng suất cao: 6,1 - 7,2 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng 20 - 30% (tương đương 5 - 10 triệu đồng/ha).
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Bí quyết bón phân hiệu quả cho cây cam - Tác giả Chu Công Tiện
- Không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi tôm - Tác giả Minh Ngọc
- Phát triển kinh tế nông nghiệp Nam Trung bộ - Tác giả Hiểu Minh
II- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Báo Nông thôn ngày nay đăng các tin, bài:
- Sẽ có đề án chuyển đổi nghề cho ngư dân - Tác giả Hoàng Dung
- Mờ nhạt bóng dáng doanh nghiệp sau 3 năm tái cơ cấu: “Co vay nông nghiệp theo chuẩn công nghiệp không còn phù hợp” - Tác giả Ngọc Lê
- Tỏi Lý Sơn tăng giá kỷ lục - Tác giả Anh Thư
- Hội Nông dân Việt Nam - Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản: Chia sẻ định hướng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn - Tác giả Việt Phương
- Chiều theo ý chồng, trở thành tỷ phú - Tác giả Hồng Vũ
- Bình Định: Tập huấn kỹ thuật nuôi lươn không bùn - Tác giả Minh Khoa
- Chuyên gia “soi” rau sạch, rau bẩn - Tác giả Lê San
- Vingroup liên kết với nông dân cung ứng nông sản sạch - Tác giả Ngọc Lê
- Thu nhập cao từ rong sụn - Tác giả Công Tâm
- Phân lân Văn Điển hợp từng loại cây, từng loại đất - Tác giả Mai Quang Vinh
2. Báo Tiền phong thứ 7 đăng các tin, bài:
- Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nông dân vẫn nghèo: Sẽ giảm trồng lúa - Tác giả Phạm Anh
- Săn chuột Đồng Tháp Mười - Tác giả Hòa Hội - Trọng Trung
- Không dám khẳng định 100% cá về bờ được kiểm nghiệm - Tác giả Thanh Trần