I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Lập điểm tư vấn dịch vụ khuyến nông miễn phí – Tác giả Đ.T. Chánh. Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang cho biết, hoạt động chính của Điểm tư vấn Dịch vụ khuyến nông là tư vấn miễn phí cho nông dân về các chính sách đầu tư, hỗ trợ của ngành nông nghiệp; tư vấn về khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, các quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm nông nghiệp đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị và thu nhập... Ngoài ra, điểm tư vấn còn là nơi trưng bày, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang. Đây cũng là nơi phối hợp với các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu và cung ứng các vật tư thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là các thiết bị hiện đại, tiên tiến, giúp nâng cao năng suất lao động và chất lượng nông sản như như lúa giống và cây rau màu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ sinh học, các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như nhà màng, nhà lưới, thiết bị tưới tự động.

- 5 tỉnh Bắc Trung bộ bàn giải pháp trồng rừng gỗ lớn – Tác giả Võ Văn Dũng. Ngày 9/8/2022 tại Quảng Trị, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Tại diễn đàn, đại diện 5 tỉnh miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế đã cùng đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn; đưa ra các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu  phục vụ ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản; phát hiện những nút thắt, điểm nghẽn, những khó khăn vướng mắc đang tồn tại. Nhiều nông dân tham gia diễn đàn cho rằng, vấn đề liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp với chính quyền và người dân cần phải được thực hiện nghiêm, thắt chặt hơn nữa nhằm tránh tình trạng hợp đồng bị phá vỡ, gây thiệt hại cho các bên. Đồng thời, cần có sự hợp tác và thống nhất giữa các doanh nghiệp để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

- Cục bảo vệ thực vật thống nhất biện pháp quản lý lúa cỏ - Tác giả Trung Quân. Ngày 8/8/2022, Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành văn bản hướng dẫn biện pháp kỹ thuật quản lý lúa cỏ (lúa ma). Đây là cơ sở quan trọng để triển khai phòng chống. Cục Bảo vệ thực vật lưu ý: Chọn giống lúa: Sử dụng giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng; không để giống lúa đối với ruộng đã bị nhiễm lúa cỏ từ vụ trước. Biện pháp canh tác: Chuyển đổi phương thức gieo cấy tại những vùng có tập quán sạ lan (gieo vãi) bị nhiễm lúa cỏ sang sạ hàng hoặc cấy (cấy tay hoặc cấy bằng máy) để giúp dễ dàng nhận biết, làm cỏ, sục bùn, loại bỏ lúa cỏ ngay từ khi cây còn nhỏ. Biện pháp sinh học: Khi gặt xong có thể đưa vịt vào ruộng để ăn các hạt lúa rụng trên ruộng, trong đó có cả hạt lúa cỏ. Những ruộng nhiễm nặng lúa cỏ không cho thu hoạch cần tiêu hủy toàn bộ ruộng (cắt cho gia súc ăn hoặc cày vùi), chậm nhất trước khi những bông lúa cỏ trỗ đầu tiên vào giai đoạn ngậm sữa. Khi cày vùi, có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh để nhanh phân hủy rơm rạ và hạt lúa cỏ. Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Pretilachlor trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và tuân thủ nguyên tắc "4 đúng".

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

- Hà Giang: Hàng nghìn ha cam đồng loạt bị vàng lá – Tác giả Đào Thanh.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Lưu ý với nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Australia – Tác giả Đỗ Hương;

- Nên nghĩ “bán” Hưng Yên, “bán” phố Hiến trước khi bán nhãn lồng – Tác giả Bảo Thắng;

- Gia tăng hơn nữa giá thị trường trên mỗi hecta đất – Tác giả PV;

- “Cao Sơn Ngọc Quế” chờ doanh nghiệp đầu tư – Tác giả Lê Khánh – Đăng Lâm;

- Người miền Tây nghĩ lớn: Ông Đức “Dừa” và hành trình xây dựng 5.000 ha dừa Organic – Tác giả Minh Phúc;

- Nông nghiệp Cà Mau chuyển mình mạnh mẽ theo hướng thuận thiên, bên vững – Tác giả Trọng Linh;

- Khánh Hòa kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nuôi biển quy mô lớn – Tác giả Kim Sơ;

- Giải bài toán môi trường trong nuôi tôm bằng công nghệ Biogas 4.0 – Tác giả Minh Đảm;

- Quảng Bình: Dịch lở mồm long móng sẽ sớm được khống chế triệt để - Tác giả Tâm Phùng;

- Nhờ làm hữu cơ, nhãn idor bám rễ “Vương quốc gạch ngói” – Tác giả Kim Anh – Trọng Linh;

- Bão Mulan mạnh cấp 8, các địa phương chủ động cấm biển – Tác giả Phạm Hiếu;

- Chanh leo phủ đại ngàn: Giá tốt lại không lo tiêu thụ, dân đua nhau mở rộng diện tích – Tác giả Minh Quý – Đăng Lâm.