I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG

          (Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:

- Mất ăn, mất ngủ vì bệnh thán thư trên cây hồng không hạt – Tác giả Ngọc Tú. Chủ tịch UBND xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể Hoàng Văn Tuệ cho biết: Xã có 17ha hồng không hạt. Khi chưa bị bệnh thán thư gây hại, trung bình 1ha hồng không hạt có thể cho thu nhập đến 300 triệu đồng, mỗi vụ người dân trong xã thu về vài tỷ đồng. Năm nay, huyện Ba Bể có 240ha cây hồng không hạt đã cho thu hoạch, nhưng có đến một nửa diện tích không có quả, còn lại cũng chỉ đạt năng suất khoảng 20 - 30% so với trước khi bị bệnh thán thư. Ngay từ khi phát hiện dịch bệnh gây hại, phòng chuyên môn của huyện Ba Bể đã tập huấn cho người dân cách phòng trừ bệnh hại, cách tỉa cành và phun thuốc đặc trị. Bệnh thán thư bùng phát trên cây hồng không hạt tại huyện Ba Bể không chỉ ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của bà con nông dân mà còn gây khó khăn cho chủ trương mở rộng diện tích của huyện. Do đó người dân rất mong muốn chính quyền và cơ quan chuyên môn sớm tìm ra giải pháp xử lý dứt điểm dịch bệnh này.

- Nuôi dế Thái, hái tiền quanh năm – Tác giả Tuấn Anh. Nuôi dế Thái có ưu điểm nhanh cho thu hoạch, mỗi năm có thể thu từ 3 - 4 lứa. Hiện dế thương phẩm có giá từ 55.000 - 70.000 đồng/kg, cho lợi nhuận khá. Bà Lê Thị Lộc thôn Nhơn Tân, xã Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đã xây dựng được mô hình nuôi dế Thái theo quy trình khép kín từ giai đoạn đẻ trứng, ấu trùng, dế con, dế sữa đến dế trưởng thành với 100 chuồng. Bình quân, mỗi chuồng nuôi cho ra khoảng 20 - 30kg dế thương phẩm, trứng dế từ 18 - 20kg. Hiện nay, dế thương phẩm có giá từ 55.000 - 70.000 đồng/kg, còn trứng dế giống 70.000 - 100.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi năm bà Lộc thu lãi khoảng 600 triệu đồng, qua đó giúp kinh tế gia đình bà ngày càng ổn định.

- IPHM - nền tảng xây dựng nông nghiệp sinh thái – Tác giả Phạm Hiếu – Quang Linh. Việc ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực không chỉ giúp đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định nhiệm vụ: Xây dựng các chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) và sử dụng sinh vật có ích trên cây trồng chủ lực nhằm bảo vệ sản xuất, kiểm soát mức độ suy thoái đất, bảo vệ "sức khỏe" đất, sức khỏe con người, động vật và môi trường sinh thái". Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng xác định thúc đẩy ứng dụng IPHM trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030.

- Tự tin hiệu quả Tổ khuyến nông cộng đồng – Tác giả Tuấn Anh. Phát huy hiệu quả trong các tổ khuyến nông cộng đồng sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành nông nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên cất cánh trong tương lai. Ngày 9/9/2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai, Công ty TNHH Vĩnh Hiệp tổ chức tọa đàm “Trao đổi kinh nghiệm xây dựng quy chế hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng tại Gia Lai”. Tại buổi tọa đàm, nhiều thành viên tổ khuyến nông cộng đồng vẫn còn nhiều nội dung thắc mắc về quy chế, cách thức hoạt động để phát huy tối đa hiệu quả. Trong đó, có tiêu chí về xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 phải có ít nhất 1 tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả. Vì vậy, cần yêu cầu cụ thể đối với tiêu chí tổ khuyến nông cộng đồng hiệu quả. Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, hiện nay, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng đang nhận được nhiều sự quan tâm của ngành nông nghiệp. Trong đó, nhiều người trăn trở, suy nghĩ về tổ khuyến nông cộng đồng sẽ hoạt động như thế nào cho hiệu quả.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:

- Cởi “Vòng kim cô” cho đất lúa ĐBSCL: Bài 5: Tăng giá trị hạt gạo để nông dân giàu lên – Tác giả Huỳnh Xây. Xung quanh vấn đề giữ hay giảm đất lúa ở ĐBSCL, các chuyên gia, nhà khoa học khẳng định cần cân nhắc việc giảm diện tích lúa ĐBSCL, đồng thời tìm giải pháp nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa. TS. Trần Ngọc Thạch – Viện lúa ĐBSCL cho biết, trong điều kiện hiện nay người dân trồng lúa không thể làm giàu khi diện tích nhỏ lẻ và không liên kết đặc biệt là ở vùng trồng không thuận lợi. Trước tác động của biến đổi khí hậu, những vùng này nên chuyển đổi một số diện tích sang cây trồng vật nuôi khác. Theo GS. Võ Tòng Xuân, việc giảm diện tích lúa này đã được nhiều chuyên gia và cơ quan chức năng tính toán rất lỹ khi nhiều nước trên thế giới đã trồng được lúa và có nhiều gạo xuất  khẩu.

- Trồng sen trên đất lúa bỏ hoang, thu tiền triệu mỗi ngày – Tác giả Công Tâm. Gần đây, một số nông dân thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa mạnh dạn đầu tư trồng sen lấy hạt trên đất lúa bỏ hoang hoặc kém hiệu quả, nhờ đó mà cho thu nhập tiền triệu. Ông Nguyễn Văn Sanh - phường Cam Nghĩa, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa cho biết, với diện tích gần 1ha kể từ khi chuyển sang trồng sen tuy vất vả hơn trồng lúa nhưng cho thu hoạch thường xuyên, với giá dao động từ 13.000 - 15.000 đồng/kg (loại sen chưa nhặt vỏ), bình quân thu nhập từ 300.000 - 400.000 đồng/ngày, thậm chí vào mùa được 600.000 đồng/ngày. Theo nhiều hộ trồng sen của địa phương, cây sen dễ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, ít sâu bệnh và có thể trồng một năm 2 vụ. Cây sen không những giúp cho người dân có thêm thu nhập mà tạo công ăn việc làm cho địa phương.

* Bên cạnh đó còn có các tin sau:

 - Biện pháp quản lý lúa cỏ - Tác giả Hoàng Dương;

- Tập huấn kỹ thuật thâm canh mít theo VietGAP;

- Bến Tre: Khôi phục các vườn trồng ca cao – Tác giả Đ.T;

- Hà Tĩnh: Tặng 154.000 cây keo giống cho 2 xã – Tác giả V.Đ;

- Hải Dương: Nông dân tích cực chăm sóc diện tích vụ đông sớm – Tác giả T.L.

II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài

- Bộ trưởng “mách” nông dân cách bán nông sản giá cao – Tác giả Minh Phúc;

- Đừng chờ đặt hàng, các trường hãy nghỉ tới chào hàng – Tác giả Bảo Thắng;

- Sắp bị “xóa sổ” vì bệnh vườn quýt hồng sum suê trở lại – Tác giả Kim Anh;

- Áp dụng công nghệ để nâng lợi nhuận trồng lúa đạt 35 – 40% - Tác giả Lê Hoàng Vũ;

- Xuất khẩu nông sản sang Nga tăng trở lại – Tác giả Thanh Sơn – Thành Trung;

- Kiên Giang: Tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất – Tác giả Đ.T.Chánh – Văn Vũ;

- Nuôi biển – cộng đồng phải thay đổi để thích ứng - Bài 6: Ứng dụng công nghệ lồng nuôi HDPE hết lo sợ bão – Tác giả Kim Sơ;

- Chung tay bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản – Tác giả Lê Hoàng Vũ;

- VNR10 và ĐB6 cho năng suất cao chưa từng thấy trong vụ hè thu – Mạnh Hoài Nam;

- Kiên Giang: Vi phạm đê điều gia tăng, thách thức chính quyền – Tác giả Đ.T. Chánh – Văn Vũ;

- Ngành gỗ trong  “cơn khát” nguyên liệu ồ ạt bán rừng non và hệ lụy chiến lược rừng gỗ lớn – Tác giả Vũ Đình Thung – Lê Khánh.

2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:

- Đi tìm người nông dân chuyên nghiệp – Tác giả Khánh Nguyên;

- Hãy thay đổi từ những điều nhỏ nhất – Tác giả Anh Thơ – Minh Ngọc;

- Nông nghiệp hiện đại cần có người nông dân chuyên nghiệp – Tác giả Thu Hà;

- Mong được hỗ trợ nhân lực trình độ cao, kiến thức, vốn vay… - Tác giả Đức Thịnh;

- Chủ đề diễn đàn tập trung vào chủ thể người nông dân – Tác giả Khánh Nguyên;

- Mang niềm vui về Hà Nội, đón chờ những quyết sách hay – Tác giả Minh Ngọc;

-Những “đầu tầu” làm giàu, kéo hộ khó vượt lên – Tác giả Đức Thịnh;

- Không lơ là giám sát dịch cúm gia cầm – Tác giả Tuấn Linh;

- Hỗ trợ xây dựng cơ sở đấu giá sản phẩm chăn nuôi – Tác giả Văn Đức;

- Thay đổi tư duy phát triển OCOP – Tác giả Hồng Phúc;

- Nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất OCOP – Tác giả Phúc Minh;

- Cần Giờ quảng bá sản phẩm OCOP – Tác giả H.P.