I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
(Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):
1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:
- Thanh Hóa: Nông dân tất bật gặt lúa mùa, chuẩn bị vụ đông – Tác giả Trung Quân. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, người dân đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương thu hoạch các diện tích lúa vụ mùa 2022. Không khí vui tươi, phấn khởi là điều dễ nhận thấy trên khắp các cánh đồng, đường làng, ngõ xóm khi năng suất vụ mùa năm nay cao hơn so với năm trước. Bà Phạm Thị Hà, thôn Phú Đa, xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương phấn khởi chia sẻ: Vụ mùa năm nay, lúa được mùa lớn, hơn 3 sào lúa của gia đình bà đều cho năng suất trung bình 3 tạ/sào (so với vụ mùa năm trước chỉ 2 - 2,3 tạ/sào). Vụ mùa năm nay mật độ sâu bệnh hại lúa thấp, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt nên không phải tiến hành phun trừ, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
- Vụ hè thu Nam Trung Bộ - Tây Nguyên gặt niềm vui mới - Tác giả Minh Hậu – Mai Phương. Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt – Bộ NN và PTNT cho biết, tổng diện tích gieo trồng lúa vụ hè thu năm 2022 tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên ước đạt trên 181 nghìn ha (tăng 0,84 nghìn ha), năng suất đạt 63 tạ/ha (tăng 1,65 tạ/ha) sản lượng ước đạt trên 1,145 triệu tấn. Để sản xuất vụ đông xuân năm 2022 - 2023 hiệu quả, Cục Trồng trọt triển khai các phương án giảm giá thành sản xuất, theo dõi chặt chẽ tình hình khí tượng thủy văn, diễn biến nguồn nước để chủ động sản xuất. Xây dựng kế hoạch phòng chống hạn và xâm nhập mặn, tổ chức gieo sạ tập trung, đồng loạt theo khung lịch. Đề nghị các tỉnh, thành tập trung vào các giải pháp sản xuất cây trồng vụ đông xuân 2022 - 2023 như đối với vùng an toàn nguồn nước, sẽ sản xuất đúng lịch thời vụ, tăng cường thâm canh. Vùng có nguy cơ hạn hán, không đủ lượng nước cho sản xuất thì chuyển từ cơ cấu sản xuất 3 vụ sang 2 vụ, hoặc bố trí lại thời vụ sản xuất phù hợp để né hạn, mặn và áp dụng kỹ thuật canh tác để hạn chế tác động của hạn, mặn đến sản xuất lúa. Đối với vùng thường xuyên thiếu nước, cần tập trung chuyển đổi lúa sang cây trồng cạn ngắn ngày để tăng hiệu quả sản xuất và tiết kiệm nước tưới.
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Xã có hơn 5.300 ha rừng làm tốt công tác bảo vệ rừng – Tác giả Nguyễn Thiệu.
2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:
- Doanh nghiệp là “đầu tàu” chuỗi giá trị chăn nuôi – Tác giả Minh Huệ. Theo ông Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi – Bộ NN và PTNT, trên bàn ăn của chúng ta hiện nay, đa số là sản phẩm của chăn nuôi. Năm 2021, chúng ta đã sản xuất được 6,7 triệu tấn thịt hơi các loại, trong đó thịt lợn chiếm 70%; 17,5 tỷ quả trứng, 1,2 triệu tấn sữa... Bên cạnh đó là gần 12 triệu tấn thức ăn chăn nuôi công nghiệp cung ứng cho ngành chăn nuôi. Trong đó, doanh nghiệp có vai trò là "đầu tàu", dẫn dắt toàn bộ chuỗi giá trị ngành chăn nuôi từ trang trại đến bàn ăn. Ông Chinh nhấn mạnh thời gian tới, ngành chăn nuôi cần xây dựng tiêu chuẩn phát triển chăn nuôi trang trại ở các quy mô khác nhau, đặc biệt là trang trại quy mô lớn của các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy chuỗi giá trị khép kín, với những doanh nghiệp lớn, đầu tàu. Trong chuỗi này, các nông hộ, trang trại sẽ trở thành đối tác, thành viên trong việc tham gia hình thành các vùng nguyên liệu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển chuỗi.
- Vay tiền nuôi cua đinh, vài năm thành tỷ phú – Tác giả Huỳnh Xây. Anh Trần Minh Quan ở ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ nuôi ba ba thất bại, anh đánh liều chuyển qua nuôi cua đinh sinh sản trong bể xi măng, cho thu lợi từ 700 - 800 triệu đồng/năm. Được người quen giới thiệu và biết được cua đinh dễ nuôi, ít bệnh nên anh đã chuyển sang nuôi con này từ năm 2011 tới bây giờ. Lúc đó anh phải vay tiền để có đủ 50 triệu đồng mua 100 con cua đinh giống về nuôi. Trong bể xi măng của anh, 1 con cua đinh bố mẹ nặng từ 20 - 25kg, 1 năm đẻ từ 3 - 4 ổ và 1 ổ là từ 15 - 18 trứng. Sau khi thu trứng, tôi đem cho ấp từ 100 - 105 ngày sẽ nở, tỉ lệ đạt trên 90%. Mỗi năm, anh Quan bán ra thị trường 1.800 con cua đinh giống với giá 400.000 đồng/con. Khách hàng mua rất đa dạng, đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Xử lý ao đầm khi mưa lớn kéo dài – Tác giả KS. Nguyễn Thị Hằng;
- Nâng cao năng lực khuyến nông gắn với vùng nguyên liệu cà phê – Tác giả Thanh Huyền;
- Hà Nam: Cây trồng vụ hè thu cho giá trị cao – Tác giả T.L;
- Cao Bằng: 38 dự án đầu tư vào nông nghiệp – Tác giả Phương Thảo;
- Đồng Tháp: Tăng số hộ tham gia bảo tồn quýt hồng – Tác giả V.Đ.
II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài
- Việt Nam – Mông Cổ ký bản ghi nhớ đầu tiên về hợp tác nông nghiệp – Tác giả Anh Tuấn;
- Phê duyệt đề án loại bỏ khai thác IUU – Tác giả Tùng Đinh;
- Hợp tác chưa tương xứng với tiềm năng – Tác giả Tuấn Anh;
- Lựa chọn “vũ khí” gì chinh phục thị trường Bắc Âu? – Tác giả Phạm Hiếu;
- Cây dừa thầm lặng làm giàu: Nhân rộng giống dừa mới nhiều lợi thế - Tác giả Vũ Đình Thung – Lê Khánh;
- Nuôi biển bền vững không thể thiếu thức ăn công nghiệp – Tác giả Kim Sơ – Bảo Thắng;
- 3 trục hành động, 6 nhiệm vụ trọng tâm nâng tầm nuôi biển – Tác giả Bảo Thắng – Đức Minh;
- Du lịch sinh thái, chương mới cho miền Tây Nghệ An – Tác giả Việt Khánh – Công Điền;
- Phát huy những giá trị đặc sắc của người dân tộc thiểu số - Tác giả Toán Nguyễn – Ngọc Tú;
- Bà con KhMer có thêm nghề mới – Tác giả Hữu Đức – Minh Đảm;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT giảm 4 Tổng cục và 34 đơn vị cấp vụ sau sắp xếp – Tác giả Phạm Hiếu – Huy Bình;
- Những lưu ý trồng cam sành trên đất lúa – Tác giả TS. Nguyễn Bảo Vệ;
- Bệnh đốm nâu thanh long – Tác giả TS. Nguyễn Minh Tuyên;
- Làm rõ nguyên nhân cá nuôi lồng bè bị chết ở đảo Hòn Chuối – Tác giả Trọng Linh;
- Bến Tre: Kiến nghị xử lý điểm sạt lở xung yếu tại Cồn Ngoài – Tác giả Minh Đảm;
- Trứng gà Ba Huân “lột xác” như thế nào? – Ngọc Bích.
2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:
- Giám sát tốt virus, chặn dịch cúm gia cầm – Tác giả Nhật Anh;
- Có vốn trồng rau sạch, phát huy thế mạnh địa phương – Tác giả Thu Hà;
- Nữ tỷ phú trồng lúa số 1 Long An – Tác giả Trần Đáng;
- Tạo vốn làm ăn cho hơn 103.000 hộ nghèo – Tác giả Thu Phương – Đức Thịnh;
- Bình Định: Phát triển các mô hình “vườn xanh” – Tác giả Đào Mai Trung;
- Lâm Đồng: Đổi rác lấy quà tặng – Tác giả Ngọc Mai;
- Hải Dương: Tập huấn xử lý rác thải thành phân bón hữu cơ – Tác giả Bùi Hải Hưng;
- Hàng trăm nông sản ngon tại Hội chợ nông nghiệp 2022 – Tác giả Lê Thúy;
- Cụ bà đan hàng chục ngàn chiếc mũ len tặng trẻ vùng cao – Tác giả Bảo Yến;
- Bộ NN và PTNT ban hành kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh: Hướng đến nền kinh tế trung hòa các bon – Tác giả Khánh Huyền;
- Liên kết chuỗi nông sản an toàn Hà Nội: Hiệu quả cao, sao vẫn khó thực hiện? – Tác gỉa Nguyên An;
- Đưa sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng thủ đô – Tác giả H.L;
- Hướng ứng ngày thế giới phòng chống bệnh dại (28/9): Tiêm vacxin – ngăn chó mèo bị dại, cứu sống được nhiều người – Tác giả lan Anh.