I- THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG
(Kinh phí hỗ trợ từ nguồn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia):
1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các bài:
- Làm nông ở đảo Tiền Tiêu:
+ Nghề “Độc nhất vô nhị” ở Cù Lao xanh – Tác giả Vũ Đình Thung. Đi theo diện mạo mới của Cù Lao Xanh, tỉnh Bình Định là đời sống của người dân ở đây đã khởi sắc hơn. Bên cạnh phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản ở Cù Lao Xanh cũng nổi lên là một nghề mới, đặc biệt là nghề nuôi mực lá, một nghề có lẽ là "độc nhất vô nhị" trong nuôi trồng thủy sản hiện nay ở nước ta và đang mang lại cho ngư dân ở đây nguồn thu nhập rất ổn định. Theo ông Nguyễn Hạ Lào, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Châu, hiện trên địa bàn đảo Cù Lao Xanh ngoài 51 hộ nuôi tôm hùm, cá chim trắng, cá gáy, cá mú, cá cam, còn có 14 hộ nuôi mực lá với 40 lồng nuôi, mỗi lồng nuôi khoảng 100 - 200 con tùy lồng to, lồng nhỏ.
+ “Chuyện đời” cây tỏi Lý Sơn - Tác giả Lê Khánh. Với vài trăm m2 đất, người trồng tỏi ở Lý Sơn thu được đến mấy chỉ vàng mỗi vụ. Đó là lý do mà loại cây này được ví với cái tên “vàng trắng”. Tỏi là cây ưa khí hậu mát mẻ nên mỗi năm chỉ sản xuất được một vụ. Những tháng còn lại, trên diện tích này, người Lý Sơn lại chuyển qua trồng hành hoặc một số loại cây rau màu khác. Tuy nhiên, những năm gần đây, sâu bệnh hại thường xuyên xuất hiện khiến nhiều diện tích bị thiệt hại, chi phí sản xuất tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm trên đảo cũng đang dần trở nên khan hiếm. Thực trạng này đang là thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp ở Lý Sơn…
+ Làm nông trên lưng chừng núi giữ biển tây – Tác giả Đào Trung Chánh. Sống ở đảo khơi với quỹ đất hạn hẹp, nông dân huyện đảo Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang phải lên lưng chừng núi, chắt chiu những triền đất ít dốc để làm nông rất vất vả. Đặc thù là huyện đảo với xu hướng phát triển du lịch sinh thái nên việc đầu tư trong lĩnh vực chăn nuôi về quy mô, hình thức nuôi không được khuyến khích phát triển. Chỉ tập trung ở quy mô nông hộ, chăn nuôi gia cầm thả vườn, trong đó gà nuôi thả vườn ở các triền đồi của huyện Kiên Hải thịt rất thơm ngon. Ngoài các loại hải sản tươi sống như cá bống mú, cá bóp, tôm thẻ biển, tôm tích, ghẹ, mực… thì món cháo gà tại đảo Hòn Tre rất được du khách và người địa phương ưa chuộng. Hiện toàn huyện có đàn gia cầm khoảng 21.000 con, chủ yếu là nuôi gà thả vườn.
+ Những “Làng quê Bắc Bộ” trên đảo ngọc Cô Tô - Tác giả Nguyễn Thành. Đến đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, ngoài du lịch và hải sản, sẽ rất thú vị khi được chứng kiến những cánh đồng lúa xanh mướt đặc sệt chất làng quê Bắc bộ. Theo ông Bùi Như Duân, cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường và Nông nghiệp huyện Cô Tô, phần lớn người dân sinh sống trên đảo đều dành nửa năm làm nông nghiệp, nửa năm làm dịch vụ du lịch nhằm nâng cao thu nhập mà vẫn đảm bảo ruộng lúa không bị bỏ hoang.
+ Độc đáo làng bè trên đảo “Giàu – Sang” – Tác giả Phúc Lập. Không chỉ rất phong phú những loài hải sản đặc hữu quý hiếm, ngư dân ở huyện đảo Phú Quý đã sáng tạo ra những công trình nuôi hải sản độc đáo hiếm có. Từ năm 1999, người dân trên đảo Phú Qúy đã bắt đầu xây ao nuôi hải sản thay thế lồng bè trên biển. Ở làng bè hiện có khoảng 30 hộ đã xây dựng mô hình này tại khu vực bãi biển xã Long Hải, huyện đảo Phú Quốc. Đứng trên đồi cao nhìn xuống, những ao chắn biển liền nhau, tạo thành quần thể đẹp như một bức tranh tuyệt mỹ.
- Nhóm thanh niên làm nông nghiệp kết hợp du lịch kiểu Israel – Tác giả Kim Sơ. Nhóm thanh niên 9X đều tốt nghiệp đại học nhưng không chuyên ngành về nông nghiệp, song có điểm chung là đam mê nông nghiệp và có thời gian tu nghiệp sinh tại Israel. Với diện tích ban đầu 10ha được mua lại từ đất trồng mía của người dân, đến nay The Moshav Farm đã mở rộng lên đến 56ha. Nông trại được thiết kế bài bản gồm 4 khu trồng trọt, chăn nuôi; khu nhà xưởng, khu văn phòng, khu ký túc xá. Trong đó khu trồng trọt, chăn nuôi chiếm phần lớn diện tích đang trồng các loại cây ăn trái như dừa, bưởi, ổi, nho, mít, xoài, cây dược liệu và chăn nuôi cừu, hươu, nai và đà điểu… Tổng vốn đầu tư nông trại hiện hơn 50 tỷ đồng.
2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các bài:
- Loay hoay tìm lối đi cho cây thanh long – Tác giả Trần Khánh. Đầu tư nhiều song thua lỗ liên tục, nhiều nhà vườn phải ngậm ngùi chặt bỏ thanh long. Trồng hay chặt là quyền của nông dân, nhưng trồng cây gì trên diện tích thanh long đã chặt bỏ thì nhiều bà con vẫn chưa có câu trả lời. Đáng lo ngại là chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, người trồng thanh long ở Bình Thuận cũng đã phá bỏ hơn 936 ha thanh long, nâng tổng diện tích bị phá bỏ từ năm 2021 đến nay lên hơn 2.400 ha. Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Thuận cho biết, ngành nông nghiệp khuyến cáo nông dân không nên nóng vội phá bỏ vườn.
- Nhọc nhằn nghề nuôi ong lấy mật - Tác giả Nguyễn Hải Tiến. Để có thể mưu sinh được bằng nghề nuôi ong lấy mật, những người làm nghề này cũng phải như những con ong thợ bay đi tìm hoa, hút mật ở khắp nơi. Nhóm liên kết nuôi ong lấy mật của anh Trần Văn Nhuần ở Khoái Châu, Hưng Yên một ví dụ. Chia vẻ với phóng viên, anh Nhuần cho biết, không ít người vẫn quan niệm, nuôi ong lấy mật chỉ đơn thuần là mang ong đi "săn" mật hoa từ các loại cây trồng, thật ra đó mới chỉ đúng một nửa. Để khai thác được mật hoa hiệu quả, người nuôi ong phải nắm vững đặc điểm sinh học, tập tính sống và yêu cầu sinh thái của loài ong mật; phải có hiểu biết nhất định về khí hậu, thời tiết từng vùng trong cả nước; mùa vụ ra hoa và khả năng cho hoa của những cây trồng cho hoa khai thác mật trong năm…
- “Vương quốc lim xanh” của người chịu ơn… rừng – Tác giả Trần Hậu. “Quốc vương” của “vương quốc lim xanh” là danh xưng mỹ miều mà người làng gọi khi nhắc đến ông Nguyễn Đình Hoa - 48 tuổi, trú thôn 5, xã Tiên Hiệp, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Ông là người đầu tiên mang cây lim xanh trong rừng về trồng tại vườn nhà và thoát chết cũng nhờ loài nấm quý mọc trên cây này. Mỗi năm, từ rừng lim xanh, ông Hoa thu hái được khoảng 100 kg nấm lim xanh mọc tự nhiên, sau khi trừ mọi chi phí ông thu lợi nhuận hơn 500 triệu đồng.
- Thoát nghèo nhờ trồng củ năng – Tác giả Văn Long. Với 1.000 m2 ruộng trồng củ năng, người dân tại xã Pró, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã có lợi nhuận khoảng 15 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trồng lúa. Chính vì vậy, đây được xem là cây thoát nghèo của người dân tộc thiểu số Churu tại địa phương.
- Thầy giáo thành tỷ phú nhờ trồng mít nơi chân đèo – Tác giả Bùi Phụ. Là một thầy giáo nhưng ông Nguyễn Văn Hữu lại mê làm nông nghiệp sạch nên xin nghỉ hưu trước tuổi, mang giống mít Thái rời quê ở Long An lên chân đèo Đại Ninh - huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận lập nghiệp và thu tiền tỷ. Tính đến nay đã có hơn 1.000 ha trồng mít. Nhiều hộ trong số này đã lấy nguồn mít giống của ông Ba Hữu tặng cho bà con. Lãnh đạo Hội nông dân huyện Bắc Bình cho biết, nông dân Ba Hữu có sự đóng nhiều trong việc đưa giống mít về trồng trên vùng đất này. Ông Ba Hữu còn tặng giống mít cho bà con nông dân trong vùng trồng. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân miền núi đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng và có hiệu quả. Chỉ riêng cây mít Thái, ở xã Phan Lâm đã có hàng chục ha sau khi doanh nghiệp Ba Hữu mở cơ sở chế biến và liên kết với người trồng mít.
* Bên cạnh đó còn có các tin sau:
- Giá sầu riêng tăng, nông dân lãi đậm – Tác giả Thiên Ngân;
- Cần tư duy mới cho chu kỳ trồng trọt mới – Tác giả Nguyễn Vy.
II. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH NÔNG NGHIỆP
1. Báo Nông nghiệp Việt Nam đăng các tin, bài:
- Bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk: “Không có lý gì Tây Nguyên lại không phát triển” – Tác giả Hoàng Anh;
- Để đại ngàn Tây Nguyên trở nên giàu có, văn minh… - Tác giả Nguyễn Huân – Phạm Hiếu – Duy Ngọc;
- Tăng GDP Nông nghiệp toàn vùng Tây Nguyên trên 3% - Tác giả Vũ Quang;
- Cần quyết sách đủ mạnh của Trung ương cho Tây Nguyên – Tác giả TS. Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội sắn Việt Nam;
- 4 giải pháp cho nông nghiệp Tây Nguyên – Tác giả Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng;
- Dâu tây, cà chua, rau thủy canh… “Đón” khách – Tác giả Minh Hậu – Kim Sơ;
- Thức dậy những “kho báu” – Tác giả Tuấn Anh – Đăng Lâm;
- Lặng lẽ giữ “phổi” cho Tây Nguyên – Tác giả Minh Quý – Đăng Lâm;
- Vẫn mong muốn Tây Nguyên hồn nhiên – Tác giả Văn Công Hùng;
- Bung hoa sau thời máu lửa – Tác giả Trần Đăng Lâm;
- Nuôi tôm 3 giai đoạn giảm rủi ro, thích ứng biến đổi khí hậu – Tác giả Trọng Linh – Trung Chánh;
- Nuôi biển Quảng Ninh, bức tranh đa sắc màu chưa hoàn chỉnh – Tác giả Nguyễn Thành – Viết Cường;
- Ông Tô Minh Đương, Chủ tịch UBND huyện Đông Hải: Sự hài lòng của nhân dân là thước đo chuẩn nhất – Tác giả Quốc Việt;
- Anh tài xế phấn khởi vì trồng mít nghệ Thanh Sơn – Tác giả Kiều NHi;
- Nữ kỹ sư chọn tạo 2 giống lúa, phối trộn thành gạo 2 màu độc đáo – Tác giả Kiều Nhi;
- Cuộc sống khởi sắc tại khu tái định cư dự án hồ Krông Pách Thượng – Tác giả Minh Quý;
- Xây dựng chuỗi lúa gạo bền vững, Tân Long đạt mục tiêu lớn trước năm 2030 – Tác giả Khánh Linh;
- Hưng Yên triển khai nhiều giải pháp quản lý chất lượng nông sản – Tác giả Nguyễn Hải Tiến;
- Rừng phòng hộ Thác Mơ nhiều tiềm năng phát triển du lịch và dược liệu – Tác giả Minh Quý;
2. Báo Nông thôn Ngày nay đăng các tin, bài:
- “Chìa khóa” đưa nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh cất cánh – Tác giả Nguyễn Vy;
- Con nhà nông hứa hẹn “gặt vàng” – Tác giả Lê Minh;
- Giám đốc 8X và tư duy sản xuất “khác người” – Tác giả Tố Loan;
- Đổi thay ở huyện vùng cao Quan Hóa – Tác giả Bình Minh;
- Phát triển chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp: Đòn bẩy giúp nông dân cao nguyên đá thoát nghèo – Tác giả Minh Ngọc;
- Người đem sức sống mới về Bản Mế - Tác giả Bình Minh;
- Cây măng tây trồng 1 lần thu 10 năm – Tác giả Lê Thị Xôi;
- “Vua bò” ở đất cực Tây – Tác giả Vinh Duy;
- Nuôi cá tàu ngầm dưới nóc nhà Đông Dương – Tác giả Tuệ Linh;
- Đồng Nai: Hỗ trợ hội viên thực hiện dự án “Cải tạo vườn bưởi” – Tác giả N.D;
- Thanh Hóa: Ra mắt CLB “Nông dân và pháp luật” – Tác giả HT;
- Hậu Giang: Quỹ hỗ trợ nông dân tăng vượt chỉ tiêu – Tác giả M.A;
- Có vốn để yên tâm nuôi gà, làm mộc – Tác giả Đức Thịnh;
- Động lực cho người nghèo thay đổi cuộc sống – Tác giả Thu Hà;
- Hoàn thiện hạ tầng, nâng chất nông thôn mới – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi;
- Đưa sản phẩm OCOP vào giỏ quà tặng – Tác giả Trương Hồng;
- “Bệ phóng” của nông dân Hòa Vang – Tác giả Trần Hậu – Hiếu Nhi;
- Thành tỷ phú sầu riêng từ vốn vay ngân hàng – Tác giả Công Tâm;
- “Xanh hóa” cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu – Tác giả An Phú;
- Làm giàu từ hoa lan ở “Rốn phèn” – Tác giả Trần Đáng;
- Sớm giảm giá phân bón, thức ăn chăn nuôi – Tác giả Minh Ngọc – Thu Hà;
- Củ Chi tăng cường phát triển HTX nông nghiệp – Tác giả T.Đ;
- Vận động nuôi thủy sản theo hướng an toàn sinh học – Tác giả T.C.L;
- Loại dưa hấu đắt nhất thế giới: 137 triệu đồng/quả - Tác giả H.V.